Thử nghiệm công nghệ mới ‘làm sạch’ sân bay Biên Hòa

Đại diện Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường và Tập đoàn Shimizu trao biên bản hợp tác tại lễ công bố
Đại diện Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường và Tập đoàn Shimizu trao biên bản hợp tác tại lễ công bố
TPO - Từ đầu tháng 1/2019, một nhà máy tẩy rửa đất toàn diện sẽ được khởi động thử nghiệm làm sạch đất trong khu vực sân bay Biên Hòa.

Chiều 4/9, tại Hà Nội, diễn ra lễ công bố Biên bản ghi nhớ hợp tác và Kế hoạch thử nghiệm công nghệ xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giữa Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường (Bộ Tư lệnh Hóa học) và Tập đoàn Shimizu (Nhật Bản).

Theo Thiếu tướng Hà Văn Cử, Tư lệnh Binh chủng Hóa học, hợp tác thử nghiệm công nghệ dioxin tại sân bay Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) giữa Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường và Tập đoàn Shimizu là một trong những hoạt động cụ thể trong việc tăng cường hợp tác, tranh thủ các nguồn lực quốc tế thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả chất độc còn tồn lưu sau chiến tranh tại Việt Nam; có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá, lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiệu quả, đảm bảo an toàn trong xử lý dioxin và từng bước nghiên cứu, làm chủ công nghệ xử lý dioxin.

Tại lễ công bố, đại diện Tập đoàn Shimizu giới thiệu công nghệ rửa đất xử lý môi trường ô nhiễm dioxin. Công nghệ này là sự kết hợp giữa công nghệ tẩy rửa đất và công nghệ đốt, là giải pháp thay thế mang tính chủ động vê môi trường và có hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhiều phương án làm sạch đất nhiễm dioxin khác.

Thử nghiệm công nghệ mới ‘làm sạch’ sân bay Biên Hòa ảnh 1 Dự lễ công bố, về phía Việt Nam có Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng, Ủy viên Thường trực Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 701, Cục trưởng Cục Khoa học Quân sự, Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Hà Văn Cử, Tư lệnh Binh chủng Hóa học; đại biểu một số bộ, ngành T.Ư, địa phương; đại biểu một số cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng; đại diện Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin...
Khách mời quốc tế đến dự có đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam; các tổ chức quốc tế: USAID Việt Nam, UNDP, JICA, JETRO, JCCI; Đại diện Tập đoàn Heamer, Vương quốc Bỉ và Shimizu, Nhật Bản.

Cụ thể, về mặt nguyên tắc, công nghệ tẩy rửa đất được sử dụng làm giảm khối lượng đất ô nhiễm bằng cách làm cô đặc các chất ô nhiễm vào khối lượng đất nhỏ hơn ban đầu. Công nghệ tẩy rửa đất có hai ưu điểm chính là giảm thiểu chất thải và hiệu quả kinh tế. Chi phí làm làm sạch đất thấp hơn nhờ việc giảm khối lượng tuyệt đối đất nhiễm bẩn phải được xử lý bằng phương pháp đắt tiền hơn. Đất có chứa chất ô nhiễm đã được cô đặc (bùn bánh) cần phải được xử lý bằng phương pháp làm sạch thứ cấp. Đốt là phương pháp hiệu quả, đáng tin cậy nhất để phá hủy các chất ô nhiễm khó phân hủy như dioxin…

Lãnh đạo Tập đoàn Shimizu cho biết, theo kế hoạch, một nhà máy tẩy rửa đất toàn diện (công suất tối đa 40 tấn/giờ) sẽ được lắp đặt vào cuối tháng 12/2018 và khởi động thử nghiệm làm sạch đất trong khu vực sân bay Biên Hòa từ đầu tháng 1/2019. Thử nghiệm kiểm chứng sẽ được thực hiện với sự hợp tác cùng Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường. Tập đoàn Shimizu sẽ đảm nhận việc chuẩn bị mặt bằng, cải thiện cơ sở hạ tầng xung quanh và các phần việc khác.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.