> Top 11 bệnh nguy hiểm do lối sống gây nên
1- Estrogen
Theo TS Tim Byers, chuyên gia thuộc lĩnh vực sức khỏe cộng đồng, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Đại học Colorado (Mỹ), mô mỡ sản xuất estrogen. Bình thường buồng trứng trong cơ thể người phụ nữ sản xuất estrogen từ giai đoạn dậy thì đến tuổi mãn kinh. Hormone này điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và tạo điều kiện cho sự phát triển bình thường của các tuyến vú. Sau tuổi mãn kinh, khi buồng trứng chấm dứt sản xuất estrogen, chính mô mỡ trở thành xưởng sản xuất chính hợp chất này. Vì thế cơ thể phụ nữ càng nhiều mỡ, sẽ xuất hiện càng nhiều estrogen thâm nhập vào lưu thông máu- đồng nghĩa với sự gia tăng nguy cơ xuất hiện ung thư dạ con và ung thư vú sau mãn kinh. Estrogen có thể hỗ trợ sự xuất hiện ung thư thông qua việc kích họat quá trình phân chia tế bào trong dạ con và các tuyến vú.
2- Sự đề kháng insulin
Tình trạng thừa thãi mỡ trong cơ thể có thể dẫn đến hiện tượng đề kháng insulin, hiện tượng rối loạn dựa trên sự giảm thiểu mẫn cảm của các mô với insulin. Trong những giai đoạn đầu tuyến tụy cố gắng phản ứng với dị tật này bằng cách ngày càng gia tăng sản xuất insulin, hậu quả làm nồng độ insulin trong máu tăng lên những giá trị rất cao. Theo những nghiên cứu kết quả đã được công bố năm 2009 trên tạp chí “International Journal of Cancer”, nồng độ insulin trong máu quá cao gắn liền với sự gia tăng nguy cơ xuất hiện ung thư vú sau mãn kinh. Các nhà khoa học thuộc Khoa Y Đại học Yeshiva đã thu thập mẫu máu của 5.450 phụ nữ trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của các nhân tố (có cả thực đơn) đối với sức khỏe phụ nữ. Các đối tượng tham gia nghiên cứu được chia ra thành ba nhóm tùy thuộc vào nồng độ insulin trong máu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ đối tượng thuộc nhóm nồng độ insulin cao nhất bị ung thư vú cao gấp đôi nhóm có nồng độ insulin thấp nhất.
- Nồng độ insulin cao đồng thời kéo theo sự gia tăng cung cấp insulin, nhân tố gia tăng và kích thích sự phân chia tế bào – TS Karen Collins, chuyên gia thuộc lĩnh vực dinh dưỡng, cố vấn Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ (AIRC) khẳng định. – Tiếc rằng hiện tượng cũng liên quan đến những tế bào bị tổn thương ADN, nhân tố có thể phát triển tế bào ung thư.. Sự đề kháng insulin là chứng bệnh đặc biệt thâm hiểm. Nó phát triển chậm, suốt nhiều năm không bộc lộ triệu chứng – và cơ thể đã bị tổn thương nghiêm trọng, khi rắc rối được nhận biết. Nếu không bắt đầu chữa trị thích hợp, cuối cùng sản xuất insulin sẽ sụt giảm, nồng độ glukoza trong máu tăng cao – yếu tố có thể dẫn đến chứng bệnh tiểu đường dạng 2.
- Sự đề kháng insulin có thể tối thiểu một phần lý giải mối quan hệ tiểu đường dạng 2 với một số bệnh ung thư. Theo số liệu của AIRC, tỷ lệ nạn nhân tiểu đường dạng 2 bị mắc bệnh ung thư gan, ung thư tụy và ung thư tử cung cao gấp đôi bình thường; tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại tràng, ung thư bàng quang và ung thư vú cao hơn từ 20 đến 50%.
3- Các trạng thái viêm nhiễm
-Mô mỡ sản xuất và giải phóng cytokin, protein vào tuần hoàn máu có tác động đến liên lạc giữa các tế bào với nhau. Sự dư thừa mô mỡ cũng đồng nghĩa với tình trạng dư thừa cytokin, những hợp chất đi khắp cơ thể gây ra trạng thái viêm nhiễm nhẹ kinh niên. Tiếp theo trạng thái viêm nhiễm dẫn đến sự gia tăng sản xuất thành phần tự do – nhân tố làm tổn thương ADN và có thể khởi động quá trình xuất hiện ung thư. Hơn thế, tình trạng viêm nhiễm còn có thể đẩy nhanh sự phát triển ung thư, bởi chúng kích họat sự xuất hiện mao mạch mới, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển và lan rộng.
4- Ợ nóng
- Tưởng như không có gì nghiêm trọng, song nếu bị ợ nóng thường xuyên – tức hội chứng trào ngược thực quản kinh niên – cần có sự trợ giúp của bác sĩ. Khi axit dạ dày trào ngược lâu ngày sẽ kích họat và làm tổn thương niêm mạc thực quản, bởi cơ quan này không được trang bị lớp bảo vệ đặc biệt như dạ dày. Sẽ gia tăng nguy cơ xuất hiện ung thư thực quản - nếu tình trạng tổn thương kéo dài. Bản thân tình trạng béo phì cũng làm gia tăng áp suất trong dạ dày, yếu tố dễ gây hiệu ứng trào ngược thực quản.
Theo Dương Hòa
Tri Thức Trẻ