Phòng chống tham nhũng: Không thu được tài sản thì chẳng hiệu quả

Hội nghị tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng năm 2018 (ảnh TTXVN)
Hội nghị tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng năm 2018 (ảnh TTXVN)
TPO - Trong đấu tranh phòng chống tham nhũng việc thu hồi tài sản là rất quan trọng, nếu không thu hồi được tài sản chứng tỏ công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt được yêu cầu và hiệu quả.

Tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Nội chính của Đảng năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019, sáng 22/1, ông Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương nêu rõ: Trong năm qua, ngành Nội chính đảng đã làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các quan điểm, chủ trương, định hướng lớn của Đảng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp, góp phần hoàn thiện thể chế, pháp luật về nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp. Qua đó, từng bước hình thành cơ chế phòng ngừa để "không thể tham nhũng"

Ngành Nội chính Đảng đã tích cực, chủ động, tham mưu có hiệu quả cho Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, bảo đảm kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật; góp phần hiện thực hoá và khẳng định quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước.

Ban Nội chính Trung ương đã tham mưu với Ban Chỉ đạo đưa 301 vụ án, 361 vụ việc về tham nhũng, kinh tế vào diện theo dõi, chỉ đạo ở ba cấp độ. Riêng 87 vụ án, 78 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã được các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ, khẩn trương, quyết liệt trong điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm 47 vụ/634 bị cáo, tuyên phạt 10 bị cáo với 11 mức án tử hình; 20 bị cáo với 21 án tù chung thân; 8 bị cáo tù 30 năm; 18 bị cáo tù từ 20-30 năm; 535 bị cáo tù từ 12 tháng đến dưới 20 năm. 
Tham luận tại Hội nghị, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Huy Tiến cho rằng, trong đấu tranh phòng chống tham nhũng thì việc thu hồi tài sản là việc rất quan trọng. “Nếu không thu hồi được tài sản chứng tỏ công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt được yêu cầu và hiệu quả”.

Tuy nhiên, đại diện Viện kiểm sát nhân dân Tối cao thừa nhận, nếu thu hồi tài sản tham nhũng theo quy trình thông thường như hiện nay thì sẽ kéo dài. Trong khi đó, có những vụ tài sản tham nhũng lớn, nếu chậm trong thu hồi thì sẽ gặp khó khăn. Do đó cần phải tiến hành thu hồi sớm tài sản trong các vụ án tham nhũng, không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài để chống chống trốn chạy, tẩu tán.

Theo ông Tiến, để thu hồi tài sản thì cần có cơ chế theo hướng, khi các đối tượng tự nguyện giao nộp toàn bộ tài sản có thể miễn hình phạt hình sự hoặc giảm án. "Cái này khi thực hiện chúng tôi luôn vận động. Tuy nhiên cần phải có nghị quyết của Quốc hội hoặc Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao để chúng tôi có cơ chế. Có quy định thì mới tạo ra sự minh bạch để thực thi”, ông Tiến nói.

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
TPO - TIN NÓNG ngày 19/4: Chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng của nhà đầu tư, hai lãnh đạo Công ty CP tập đoàn Tâm Lộc Phát bị bắt giữ; Cơ quan chức năng vào cuộc xác minh vụ thất thoát hơn 53 tỷ đồng quỹ di tích làng Đồng Kỵ; Biến tướng chiêu trò lừa đảo liên quan giải chạy marathon; Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố...