Phó Thủ tướng chỉ đạo ứng phó hạn, mặn nghiêm trọng ở ĐBSCL

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị giao ban ứng phó hạn, mặn vùng ĐBSCL tại Sóc Trăng.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị giao ban ứng phó hạn, mặn vùng ĐBSCL tại Sóc Trăng.
TPO - Ngày 28/4, tại Sóc Trăng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo Hội nghị giao ban về công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL: "Đề nghị cả hệ thống chính trị vào cuộc, đảm bảo đủ nước sinh hoạt, đảm bảo đời sống, khôi phục sản xuất". 

Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Cao Đức Phát mở đầu hội nghị: "Chính phủ, các bộ ngành, các địa phương đã vào cuộc ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL với nỗ lực cao, đảm bảo đời sống, duy trì sản xuất. Nhưng hạn mặn còn gây gắt, chưa đến đỉnh điểm nên cần nỗ lực hơn, chủ động hơn, nắm bắt tình hình, dự báo chính xác để cùng nhân dân vượt qua".

Bộ NN- PTNT báo cáo, xâm nhập mặn sớm, sâu từ 50- 150 km, cường độ tăng cao nhất trong các kỳ triều cường. Tuy thượng nguồn có nguồn nước bổ sung nhưng các tỉnh cuối nguồn vùng ĐBSCL chưa đủ đẩy được mặn đã làm thiệt hại 208.800 ha các trà lúa, 9.400 cây ăn trái, 2.000 ha tôm và thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt 226.000 hộ dân.

Phó Thủ tướng chỉ đạo ứng phó hạn, mặn nghiêm trọng ở ĐBSCL ảnh 1

Đoàn công tác của TƯ khảo sát hạn mặn ở Bạc Liêu- nơi đầu nguồn mặn, cuối dòng ngọt.

Thủ tướng Chính phủ đầu tư, hỗ trợ 249,9 tỷ đồng đầu tư công trình cấp bách, hỗ trợ thiệt hại cho người dân. Những địa phương được ứng 410,7 tỷ đồng để hỗ trợ thiệt hại về cây trồng, vật nuôi các tỉnh trong vùng ĐBSCL. Các địa phương đã nhận được kinh phí, triển khai hỗ trợ thiệt hại do hạn, mặn gây ra.

GS.TS Tăng Đức Thắng, Viện trưởng Viện khoa học thủy lợi Miền Nam cảnh báo: "Chúng tôi liên tục cập nhật thông tin hạn, mặn cho các địa phương kịp thời ứng phó. Chúng ta không chủ quan với hạn mặn đã gây thiệt hại rất nặng nề vùng ĐBSCL. Một hiện tượng lạ vùng ven biển ở Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu..., xâm nhập mặn ngay mùa mưa, độ mặn tăng cao gây bất lợi tôm nuôi”.

Ông Lâm Văn Bi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau báo cáo: "Trên địa bàn Cà Mau không chỉ thiệt hại về lúa, tôm,...do hạn hán, xâm nhập mặn, đang diễn ra sạt lở, sụp đất rất nghiêm trọng. Hàng trăm công trình giao thông, thủy lợi, nhà ở bị sụp lở... Khi hội nghị đang diễn ra, đám cháy rừng tràm U Minh Hạ mới khống chế, khả năng chữa cháy rất khó khăn vì thiếu nguồn nước".

"Hơn 1.500.000 cây nước ngầm vùng ĐBSCL được quản lý, sử dụng, khai thác như thế nào cho an toàn. Hiện tượng sạt lở, lún sụp cho phải nguyên nhân từ khai thác nước ngầm thì liệu có còn đất sản xuất không? Một vùng rộng lớn được mệnh danh là vựa lúa, vựa tôm mà người dân di cư nơi khác sinh sống là bất thường"- ông Nguyễn Văn Thể, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng nói.

Phó Thủ tướng chỉ đạo ứng phó hạn, mặn nghiêm trọng ở ĐBSCL ảnh 2 Sụt đất lan rộng tại Cà Mau làm cho hàng trăm công trình giao thông, thủy lợi và nhà cửa bị hư hỏng.

Ông Nguyễn Văn Thể, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng nói: "Tôi nói với tư cách là người dân ở ĐBSCL, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ quy hoạch vùng ĐBSCL chuyển đổi cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu. Có nên giữ ngọt khi không giữ được, bắt nông dân trồng lúa hay chuyển sang nuôi trồng thủy sản phù hợp với xâm nhập mặn, nước biển dâng?"

Ông Võ Minh Chiến, Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây- Nam bộ đề nghị Bộ NN- PTNT, Bộ Tài chính phối hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình bức xúc, cấp bách để phát huy hiệu quả mang tính chất liên kết vùng, liên vùng. "Chúng tôi cập nhật thông hạn mặn để các tỉnh trong khu vực điều chỉnh quy hoạch cây trồng vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu"- ông Võ Minh Chiến nói.

Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu nói: "Bạc Liêu là đầu nguồn mặn, cuối nguồn ngọt. Việc xây dựng âu thuyền Ninh Qưới (Hồng Dân) mới giải quyết được thủy lợi cho cây lúa và môi trường nuôi tôm. Việc xâm nhập mặn sâu, chúng tôi không giữ diện tích 2 vụ lúa không ăn chắc mà chuyển một vụ lúa- một vụ tôm".

Phó Thủ tướng chỉ đạo ứng phó hạn, mặn nghiêm trọng ở ĐBSCL ảnh 3 Sở GTVT Cà Mau vá đường nứt để tránh sạt lở khi mùa mưa tới.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo: Bộ Tài nguyên- Môi trường chủ động cập nhật thông tin để người dân chủ động khai thác nước ngọt, tích trữ nước ngọt để đảm bảo đủ nước sinh hoạt và sản xuất. Đề nghị Bộ Tài nguyên- Môi trường bổ sung kịch bản biến đổi khí hậu và phổ biến cho người dân biết để tích ứng.

Phó Thủ tướng chỉ đạo ứng phó hạn, mặn nghiêm trọng ở ĐBSCL ảnh 4

Sông ngòi ở Cà Mau khô cạn.

Bộ NN- PTNT cơ cấu lại mùa vụ hợp lý, triển khai có hiệu quả giải pháp ứng phó với hạn, mặn, nhất là giải pháp bảo vệ rừng. Bộ NN- PTNT chủ trì với các cơ quan rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hệ thống thủy lợi vùng ĐBSCL việc giữ nước ngọt, xây dựng toàn vùng, liên kết vùng trên cơ sở khoa học, có tầm nhìn xa. Việc quy hoạch phải được phân kỳ đầu tư phù hợp với nguồn lực, ưu tiên công trình cấp bách, cấp thiết.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị chính quyền các tỉnh khu vực ĐBSCL xuất ngân sách dự phòng, chống thiên tai để hỗ trợ cho người dân không khát, không đói, ổn định đời sống và sản xuất. Hệ thống chính trị các tỉnh ĐBSCL vào cuộc khắc phục thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn để góp phần ổn định đời sống, phát triển sản xuất và phát triển vùng ĐBSCL.

MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.