Phim Ký sinh trùng: Góc nhìn khác về cái ác

Cành cọ Vàng “Ký sinh trùng” tạo nên cơn sốt tại các phòng vé châu Á
Cành cọ Vàng “Ký sinh trùng” tạo nên cơn sốt tại các phòng vé châu Á
TP - Giành Cành cọ vàng tháng 5 vừa qua tại Cannes, Parasite (Ký sinh trùng) ra rạp và nhanh chóng làm nên hiện tượng phòng vé. Không dễ dàng xếp Ký sinh trùng vào một thể loại cụ thể, cũng như không thể hiểu đơn giản Ký sinh trùng chỉ là phim lên án khoảng cách giàu-nghèo.

Cành cọ vàng giật gân

Ký sinh trùng của Bong Joon-ho nhận được sự tán thưởng lớn ngay khi công chiếu ở LHP Cannes hồi tháng 5. Để trở thành đạo diễn Hàn Quốc đầu tiên đoạt Cành cọ vàng, Bong Joon-ho tạo sự khác biệt so với các nhà làm phim Hàn Quốc trước đó. Phim vẫn bối cảnh xã hội Hàn Quốc hiện đại, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn trong xã hội vật chất Hàn Quốc như nhiều bộ phim khác, nhưng cách kể chuyện của đạo diễn Boong khá sáng tạo.

Gia đình ông Kim trở thành trung tâm bộ phim. Kim Ki-taek (Song Kang-ho thủ vai) và vợ Choong-sook (Jang Hye-jin) sống cùng cậu con trai Ki-woo (Choi Woo-sik) và cô con gái Ji-jung (Parkk So-dam) dưới tầng hầm trong khu phố nghèo. Cả gia đình thất nghiệp, nhận gấp vỏ hộp pizza kiếm cơm. Cậu bạn thân của Ki-woo du học liền giới thiệu bạn tới làm gia sư cho cô con gái lớn nhà doanh nhân giàu có Park (Lee Syn-kyun). Cơ hội hiếm có, Ki-woo và gia đình nhanh chóng giở mánh khóe để đưa cả nhà vào làm việc cho nhà Park.

Phần đầu phim có nhiều tình huống hài hước. Nhiều khán giả lo lắng phim nặng nề kiểu Cành cọ vàng có thể thở phào, bởi phim khá dễ xem dù có khá nhiều hình ảnh ẩn dụ. Phần đầu tiết tấu phim nhanh, từ lời thoại tới tình tiết nghiêng về phim tâm lý hài. Cuộc sống nghèo khó của gia đình Kim dưới tầng hầm được đặc tả khá chi tiết, từ khung cảnh căn nhà có ô cửa mở ngang mặt đường, người sống chung với gián và bọ. Cả gia đình hồn nhiên chỉ nhau cách bắt wifi “chùa”, hai anh em Ki-woo thản nhiên ngồi cạnh bồn cầu vào mạng. Nhiều mánh khóe lừa đảo của gia đình này khi tìm cách lọt vào gia đình Park được miêu tả đầy hài hước.

Tuy nhiên càng về sau phim diễn biến theo chiều hướng bất ngờ. Từ bộ phim mang tính hài châm biếm, đạo diễn đưa Ký sinh trùng trở thành thể loại phim bi, hồi hộp có màu sắc kinh dị. Phim gắn nhãn 18+ do nhiều cảnh phim rùng rợn, miêu tả trực diện tội ác. Những tình tiết được cài cắm ở phần đầu được sử dụng để tạo nên những cú lật bất ngờ ở phần sau.

Sự xuất hiện bất ngờ của gia đình ký sinh khác-chồng bà quản gia sống 4 năm trời dưới tầng hầm nhà Park tạo nên nhiều tình huống kịch tính nghẹt thở. Mới công chiếu chủ yếu ở châu Á, phim thu về hơn 72 triệu USD. Phim khởi chiếu ở Mỹ vào tháng 10 tới.

Phim Ký sinh trùng: Góc nhìn khác về cái ác ảnh 1 Cành cọ Vàng “Ký sinh trùng” tạo nên cơn sốt tại các phòng vé châu Á

Cái ác đáng ghê sợ

Ký sinh trùng đề cập khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, không gì có thể xóa nhòa. Đó không chỉ là hình ảnh đối lập giữa căn hầm bẩn thỉu, tồi tàn của nhà Kim với biệt thự triệu đô xa hoa do kiến trúc sư danh tiếng thiết kế của nhà Park. Sự chênh lệch giàu nghèo ăn sâu vào suy nghĩ, hành động của mỗi con người.

Người giàu như gia đình Park cố tỏ ra không kỳ thị cái nghèo, nhưng họ không thể ngừng tỏ thái độ về mùi nghèo toát ra từ những thành viên gia đình ông Kim. Mùi nghèo được miêu tả như “mùi giẻ rách, mùi củ cải thối, mùi tàu điện ngầm” mà không bất cứ loại bột giặt nào đánh bay được. Những kẻ nghèo khổ như nhà Kim có phát ngôn thú vị “gia đình Park giàu nhưng tốt”. Bà vợ ông Kim còn cho rằng “nếu tôi giàu tôi cũng sẽ trở thành người tử tế. Tiền như chiếc bàn ủi xóa tan mọi nếp nhăn”.

Diễn biến ở phần sau không còn là sự ám ảnh về thân phận con người, nhất là những người nghèo-những kẻ ký sinh vào vật chủ giàu có nữa. Đạo diễn Boong Joon-ho từng nói ông làm phim về cái ác. Ký sinh trùng khiến nhiều người sợ hãi trước cái ác ghê rợn của con người.

Cái ác trong phim này không hẳn đến từ tầng lớp thượng lưu, phần lớn được hình thành và nuôi dưỡng trong lòng những người dưới đáy xã hội. Hai anh em Ki-woo xui người quản lý cửa hàng pizza đuổi việc người làm bán thời gian để nhận mình vào làm việc. Gia đình Kim thản nhiên hãm hại từ lái xe, bà quản gia để dễ dàng thay chân họ bước vào làm việc cho gia đình giàu có. Ông Ki-taek tức nước vỡ bờ cầm dao đâm ông chủ Park ở phần cuối phim do cả quá trình chứng kiến ông chủ không chịu được “mùi” từ gia đình mình; thái độ thờ ơ trước sự nguy kịch của Ki-jung và bịt mũi trước mùi cơ thể ông chồng điên của bà quản gia sống dưới tầng hầm vừa chết.

Những cái ác kia chưa đáng sợ bằng cái ác nảy sinh trong tâm hồn cậu con trai Ki-woo. Sau đêm cả nhà bị lũ cuốn sạch đồ đạc, hai cha con Kim nằm tại trung tâm tị nạn, Ki-woo hỏi bố về kế hoạch cho tương lai, ông bố cho rằng không nên có kế hoạch trước. Nhưng cậu con trai thì khác, lẳng lặng mang theo hòn đá được bạn thân tặng-hiện thân của tiền tài và may mắn cho gia chủ- đi xuống tầng hầm để kết liễu ông chồng điên của bà quản gia. Sau tất cả thảm kịch trong bữa tiệc sinh nhật xa hoa của con trai út nhà Park, lạ thay Ki-woo không có chút cắn rứt lương tâm. Cậu còn mải nghĩ tới viễn cảnh tương lai cố kiếm thật nhiều tiền để mua lại căn biệt thự và đón bố cậu bước lên từ căn hầm đang lẩn trốn.

Một trong những thành công của đạo diễn là xây dựng nhân vật khá khách quan. Đạo diễn không hoàn toàn đứng về phe yếu thế như nhà Kim, bởi chẳng thể nào có lí do biện minh cho tội ác của con người. Gia đình Kim thản nhiên sống ký sinh trong gia đình nhà chủ-mở tiệc hưởng thụ cuộc sống xa hoa ngay khi nhà chủ đi vắng- và chỉ giật mình tự ái khi tình cờ nghe được cuộc trò chuyện đầy khinh miệt về mùi nghèo. Họ lấy lí do nghèo khổ để lừa đảo, gian dối không chút ăn năn. Cậu con trai Ki-woo, cô em gái Ki-jung vốn thông minh nhanh nhẹn thay vì tìm cách thay đổi cuộc sống bằng trí tuệ lại chọn cách biến mình thành ký sinh trùng bị coi khinh. Bi kịch nghèo khổ, sự tha hóa của con người trong Ký sinh trùng không thể đơn giản được đổ lỗi từ hoàn cảnh sống.

Ký sinh trùng đề cập khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, không gì có thể xóa nhòa. Đó không chỉ là hình ảnh đối lập giữa căn hầm bẩn thỉu, tồi tàn của nhà Kim với biệt thự triệu đô xa hoa do kiến trúc sư danh tiếng thiết kế của nhà Park. Sự chênh lệch giàu nghèo ăn sâu vào suy nghĩ, hành động của mỗi con người. 

Ký sinh trùng là tựa phim châm biếm. Nó không chỉ nói về những người nghèo sống ký sinh trong gia đình chủ giàu có. Người giàu trong phim cũng chính là những kẻ ký sinh khi đặt cả cuộc sống hàng ngày phụ thuộc vào người nghèo-quản gia, nội trợ, lái xe. 
Bong Joon-ho xứng đáng với Cành cọ vàng cho Ký sinh trùng, tuy thế phim vẫn có những tình tiết gượng ép chưa hợp lý như: Gia đình nhà Kim quá dễ dàng thành công với kế hoạch lừa đảo để vào làm việc, tình cảm giữa cô con gái nhà giàu với chàng gia sư thiếu thực tế.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.