Phát triển hạ tầng giao thông để tạo đột phá là tầm nhìn đúng đắn

Phát triển hạ tầng giao thông để tạo đột phá là tầm nhìn đúng đắn

Phát triển hạ tầng giao thông để tạo đột phá là tầm nhìn đúng đắn ảnh 1

Thưa ông, là đơn vị được giao lập đồ án quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đảm bảo tính đồng bộ và bền vững, ông có đánh giá thế nào về thực trạng triển khai thực hiện quy hoạch và phát triển giao thông tại Hà Nội hiện nay?

TEDI là đơn vị lập quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 519/QĐ-TTG ngày 31/3/2016. Giải pháp quy hoạch cho Thủ đô đó là một hệ thống GTVT đồng bộ với đầy đủ các loại hình đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không đảm bảo cho một sự phát triển bền vững.

Thực trạng triển khai thực hiện quy hoạch và phát triển giao thông tại Hà Nội hiện nay, đang bao gồm có 4 các hệ thống giao thông cơ bản. Với hệ thống đường Bộ: Hà Nội được đánh giá là có hệ thống hạ tầng giao thông phát triển. Trong đó phải kể đến hệ thống đường hướng tâm, đường vành đai kết nối với trung tâm thành phố Hà Nội được quy hoạch và triển khai tương đối hoàn chỉnh. Cùng với đó, hệ thống đường cao tốc kết nối với Thủ đô Hà Nội cũng rất phát triển và hầu hết các cửa ngõ đều có đường cao tốc kết nối, mới đây nhất đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng kết nối với Thủ đô tại nút giao với đường Vành đai 3 được đầu tư rất bài bản, hiện đại và xứng tầm là cửa ngõ ở phía Đông. Tiếp đến là các cao tốc khác cũng kết nối với Thủ đô, như Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn, Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình, Hà Nội - Hòa Bình, Nội Bài - Lào Cai... Sắp tới thành phố hoàn thành dự án đường Vành đai 4 sẽ tạo đột phá về hệ thống hạ tầng giao thông, đây là vành đai kết nối Vùng, giảm áp lực lên giao thông đô thị.

Phát triển hạ tầng giao thông để tạo đột phá là tầm nhìn đúng đắn ảnh 2Phát triển hạ tầng giao thông để tạo đột phá là tầm nhìn đúng đắn ảnh 3Phát triển hạ tầng giao thông để tạo đột phá là tầm nhìn đúng đắn ảnh 4

Thiết kế cầu Thượng Cát đường Vành đai 3,5 vượt sông Hồng do TEDI thực hiện.

Lâu nay thành phố cũng phát triển hạ tầng giao thông, tuy nhiên với đường vành đai mới dừng ở đường Vành đai 3, sau hơn 10 năm sử dụng Vành đai 3 vừa đóng vai trò vành đai đối ngoại vừa phục vụ giao thông đô thị, chưa có tuyến đường vành đai đối ngoại nào được bổ sung dẫn đến Vành đai 3 hiện đang bị quá tải gấp 2,5 đến 3 lần lưu lượng theo thiết kế. Điều này khiến tuyến đường không khai thác được theo mục tiêu là đường cao tốc, phương tiện không thể lưu thông nhanh mặc dù tiêu chuẩn và phương án tổ chức giao thông được phép chạy với tốc độ từ 80 đến 100 km/h. Do vậy, nếu sớm hoàn thành đường Vành đai 4 sẽ giảm tải lưu lượng xe cho Vành đai 3 và giảm áp lực lên hệ thống giao thông đô thị (xe quá cảnh qua Hà Nội sẽ không đi vào Vành đai 3).

Cùng với giải quyết ùn tắc cho nội đô Hà Nội, Vành đai 4 sẽ tạo ra giao thông liên kết giữa các địa phương. Điều này cũng phù hợp với chiến lược phát triển hạ tầng giao thông của Chính phủ cũng như trong các quy hoạch đã nêu là các dự án giao thông phải tăng cường liên kết vùng chứ không chỉ phục vụ trong phạm vi một đô thị, một tỉnh. Vừa rồi, Bí thư thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã làm việc và đề nghị 5 tỉnh cùng ký kết thỏa thuận triển khai chúng tôi đánh giá là rất đúng đắn. Vì tuy tuyến đường chỉ có 3 tỉnh, thành xây dựng (Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh) nhưng lại có 5 tỉnh, thành (thêm Hà Nam, Vĩnh Phúc) được hưởng lợi thông qua con đường này. Do vậy các tỉnh đều ký kết và tham gia hỗ trợ cho phần việc đang rất quan trọng tại các dự án hạ tầng hiện nay là huy động vật liệu để làm nên con đường. Đây là một tầm nhìn, vừa giúp hoàn thành sớm dự án vừa giải quyết trước các khó khăn dự án sẽ gặp phải.

Về hệ thống đường sắt, đường sắt đô thị, BRT và monorail: Mạng lưới đường sắt Quốc gia vẫn khai thác theo hiện trạng với 05 tuyến hướng tâm hiện có và 01 tuyến vành đai phía Tây cũ; Tuyến Vành đai phía Đông và tuyến Vành đai phía Tây mới (thay thế cho vành đai phía Tây hiện tại) chưa được đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

Phát triển hạ tầng giao thông để tạo đột phá là tầm nhìn đúng đắn ảnh 5

Tuyến đường sắt đô thị trong đó tuyến số 2A (Cát Linh – Ngã Tư Sở - Hà Đông)

Mạng lưới đường sắt đô thị: 9 Tuyến đường sắt đô thị trong đó tuyến số 2A (Cát Linh – Ngã Tư Sở - Hà Đông) đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng; Tuyến số 03 (đoạn Nhổn – Ga Hà Nội) đang triển khai thi công.

BRT và monorail: Xe buýt nhanh mới đầu tư được 1/8 tuyến; Monorail chưa được nghiên cứu đầu tư xây dựng.

Về hàng không: Cải tạo nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài.

Có thể nói hệ thống giao thông đường bộ của Thủ đô Hà Nội được tập trung xây dựng đồng bộ gồm các trục hướng tâm và đường Vành đai. Giao thông công cộng khối lượng lớn và trung bình mới đưa vào khai thác 1 tuyến đường sắt đô thị và 1 tuyến BRT. Về xe buýt đã phát triển tốt hệ thống xe buýt nhưng cơ bản đã ở trạng thái giới hạn.

Phát triển hạ tầng giao thông để tạo đột phá là tầm nhìn đúng đắn ảnh 6

Hiện nay Tổng Cty TEDI đang tham gia phát triển giao thông tại Hà Nội như thế nào thưa ông?

TEDI là đơn vị nghiên cứu thực hiện Đồ án Quy hoạch Giao thông vận tải (GTVT) Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 rất công phu, khối lượng điều tra phỏng vấn hộ gia đình lớn nhất từ trước đến nay. Tất cả các loại hình giao thông đều được đề cập. Các giải pháp, tiến trình thực hiện cũng được đưa ra đầy đủ. Đồ án đã được HĐND thành phố Hà Nội thông qua trình Bộ Xây dựng thẩm định và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở định hướng Quy hoạch này, TEDI đã tham mưu, phối hợp với các Sở ngành xây dựng các chương trình kế hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông khung giai đoạn 2010-2015; 2015-2020; 2020-2025.

Phát triển hạ tầng giao thông để tạo đột phá là tầm nhìn đúng đắn ảnh 7

Thiết kế ấn tượng của cầu Đông Trù do TEDI thực hiện đã đưa vào hoạt động nhiều năm nay

Trong hàng chục năm qua, TEDI đã có những đóng góp lớn cho sự phát triển của giao thông Hà Nội, từ bước lập quy hoạch, tham mưu các chương trình kế hoạch xây dựng hạ tầng giao thông và trực tiếp tham gia thiết kế các công trình trọng điểm thuộc hệ thống hạ tầng giao thông khung của Thủ đô Hà Nội. Về đường bộ: Đã tham gia tư vấn, thiết kế xây dựng các tuyến đường vành đai: Vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3, vành đai 3.5, hiện đang nghiên cứu xây dựng đường Vành đai 4; Xây dựng các trục hướng tâm, cao tốc, trục chính đô thị, trục đô thị, liên khu vực: Đại lộ Thăng Long, cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Thái Nguyên, Nhật Tân - Nội Bài; đang nghiên cứu xây dựng Quốc Lộ 6, đường Lê Quang Đạo kéo dài, Đường 70,… Hệ thống cầu vượt sông Hồng: Đã xây dựng các công trình Cầu Việt trì - Ba Vì, Cầu Thăng Long, Cầu Nhật Tân, Cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy 1 cầu Vĩnh Tuy 2, cầu Thanh Trì; đang nghiên cứu xây dựng các cầu: Cầu Vân Phúc, Cầu Hồng Hà (VĐ4), cầu Thượng Cát, cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Mễ Sở (VĐ4). Các cầu vượt sông Đuống: Đã xây dựng cầu Đông Trù, Cầu Đuống cũ, Cầu Phù Đổng; đang nghiên cứu xây dựng cầu Đuống mới, cầu Giang Biên …

Thiết kế QL6 kết hợp với đường sắt đô thị đoạn Hà Đông - Xuân Mai sau khi mở rộng.

Các nút giao thông trọng điểm đã và đang xây dựng: Nút Mai Dịch, nút Trung Hòa, nút Thanh Xuân, nút giao Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội Hải Phòng, Nút Cầu Bây, nút Trung Tâm quận Long Biên, Cầu đi thấp qua hồ Linh Đàm và nhánh kết nối với đường Vành đai 3… các cầu vượt thép trong nút giao để hạn chế ùn tắc giao thông như: cầu vượt nút Nguyễn Chí Thanh, cầu vượt nút Lê Văn Lương, cầu vượt nút Daewoo, nút giao Cổ Linh, nút giao An Dương, nút giao Nguyễn Văn Huyên, nút giao Hoàng Minh Giám, nút giao Chùa Bộc, cầu vượt nút Kim Đồng - Giải Phóng… Các nút đang chuẩn bị đầu tư: Nút Hoàng Quốc Việt - Vành đai 3, nút Vành đai 3 với đường Tây Thăng Long.

Phát triển hạ tầng giao thông để tạo đột phá là tầm nhìn đúng đắn ảnh 8

Cầu vượt qua Hồ Linh Đàm

Về hạ tầng đường sắt: Đã tham gia tư vấn, thiết kế tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông; tuyến đường sắt Nhổn ga Hà Nội (các ga ngầm); Tuyến đang nghiên cứu: Tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi; Tuyến số 2.1 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; tuyến số 2.3 Nam Thăng Long - Nội Bài; Tuyến số 5 Văn Cao - Hòa Lạc, tuyến số 6 Nội Bài - Ngọc Hồi…

Về hạ tầng hàng không: Tham gia tư vấn, thiết kế dự án cải tạo nâng cấp cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Phát triển hạ tầng giao thông để tạo đột phá là tầm nhìn đúng đắn ảnh 9

Ông có thể đánh giá phát triển hạ tầng giao thông Hà Nội trong hai năm qua, những kết quả lớn đã đạt được, mặt còn hạn chế?

Từ khi duyệt quy hoạch và gần đây nhất là trong 2 năm qua, cùng với Bộ GTVT, UBND thành phố đã giao cho các sở, ngành chuyên môn trong đó có Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm đưa vào khai thác sử dụng: Cụ thể, đã hoàn thành nhiều dự án giao thông quan trọng, giải quyết được ùn tắc và tăng quỹ đất dành cho giao thông tại Hà Nội như đường trên cao đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở kết hợp mở rộng tuyến đường Vành đai 2 đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng; Dự án xây dựng hoàn chỉnh nút giao Vành đai 3 với Cao tốc Hà Nội Hải Phòng; Cầu đi thấp qua hồ Linh Đàm và nhánh kết nối với đường Vành đai 3; Hầm chui nút Lê Văn Lương. Khởi công xây dựng cầu Vĩnh tuy 2; khởi công dự án mở rộng Quốc lộ 6 đoạn Hà Đông - Xuân Mai; Hoàn thành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; Cơ bản hoàn thành đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - ga Hà Nội.

Phát triển hạ tầng giao thông để tạo đột phá là tầm nhìn đúng đắn ảnh 10Phát triển hạ tầng giao thông để tạo đột phá là tầm nhìn đúng đắn ảnh 11Phát triển hạ tầng giao thông để tạo đột phá là tầm nhìn đúng đắn ảnh 12

Dự án đường Vành đai 2 trên cao kết hợp mở rộng mặt đường bên dưới đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng thông xe đã giúp TP Hà Nội hoàn thành đường Vành đai 2 đoạn đi trên cạn ( Ảnh: Mạnh Thắng)

Chuẩn bị các dự án lớn trọng điểm như: Dự án đường Vành đai 4, dự án đường cao tốc Đại Lộ Thăng Long đoạn nối Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình, dự án cầu Vân Phúc, Cầu Thượng Cát, cầu Tứ Liên, Cầu Trần Hưng Đạo…

Có thể thấy trong hai năm qua hạ tầng giao thông Hà Nội đã thay đổi khá nhiều, rõ nét đặc biệt là sự thay đổi về chất khi đưa được tuyến đường sắt đô thị đầu tiên vào khai thác sử dụng làm tiền đề cho việc khai thác sử dụng vận tải hành khách khối lượng lớn. Từ việc hoàn thành các công trình giao thông đã nâng quỹ đất dành cho giao thông lên 2 con số là 10,07% (nguồn báo cáo của Sở GTVT).

Những khó khăn hạn chế còn tồn tại: Hệ thống đường giao thông thuộc hạ tầng khung vẫn chưa hình thành theo quy hoạch: Vành đai 1 chưa thông tuyến, Vành đai 2 chưa tiếp tục đầu tư mở rộng đoạn Ngã Tư Sở Cầu Giấy, Vành đai 2.5, vành đai 3.5 đang triển khai từng đoạn riêng lẻ chưa kết nối thành tuyến đặc biệt là vành đai 2.5 đoạn Giải Phóng - Đầm Hồng chưa tập trung giải quyết dứt điểm các khó khăn vướng mắc để hoàn thành tuyến đường. Hệ thống đường sắt đô thị mới đưa vào sử dụng một tuyến đơn lẻ chưa hình thành mạng lưới nên chưa hấp dẫn được người tham gia giao thông. Hệ thống xe buýt nhanh mới đầu tư được 1/8 tuyến; chưa xây dựng tuyến xe điện một ray Monorail…

Phát triển hạ tầng giao thông để tạo đột phá là tầm nhìn đúng đắn ảnh 13

Để năm 2023 ngành giao thông Thủ đô thực hiện có hiệu quả quy hoạch, nhiệm vụ thành phố đề ra, cần phải thực hiện các giải pháp, phương hướng ra sao thưa ông?...

Năm 2023 ngành giao thông Thủ đô cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế ùn tắc giao thông và xây dựng các công trình theo lộ trình quy hoạch. Về hạ tầng: Cần đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng các công trình trọng điểm như: Dự án đường Vành đai 4; Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai; Xây dựng tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình; Dự án xây dựng nút giao Vành đai 3.5 với Đại Lộ Thăng Long; Xây dựng nút giao đường Vành đai 2.5 với đường Giải Phóng (nút Kim Đồng - Giải Phóng). Dự án đường kết nối Pháp Vân Giẽ với đường Vành đai 3 để hạn chế ùn tắc giao thông tại nút giao Pháp Vân.

Tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để hoàn thành xây dựng đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục; Đường Vành đai 2.5 đoạn Giải Phóng - Đầm Hồng và nối thông đến đường Nguyễn Trãi. Giải phóng mặt bằng và xây dựng tuyến đường Lê Trọng Tấn kéo dài đến đường Vành đai 3; tiếp tục triển khai dự án đường Vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy; Mở rộng tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ đến Liêm Tuyền; Khởi động chuẩn bị triển khai các dự án cầu vượt sông Hồng: Cầu Thượng Cát, Cầu Tứ Liên, Cầu Trần Hưng Đạo… Chuẩn bị xây dựng nút giao Hoàng Quốc Việt - Vành đai 3; nút Tây Thăng Long - Vành đai 3; Hầm chui tại nút giao Cổ Linh; Đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đường sắt đô thị để triển khai thực hiện đầu tư: Tuyến số 2.1 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, tuyến số 2.3 Nam Thăng Long - Nội Bài, Tuyến số 5 Văn Cao Hòa Lạc…để tạo được mạng giao thông kết nối các tuyến, nâng cao hiệu quả khai thác vận tải hành khách khối lượng lớn.

Song song với việc đầu tư hạ tầng trong năm 2023 thành phố cũng cần kết hợp các giải pháp để hạn chế ùn tắc giao thông bằng các biện pháp tổ chức giao thông hợp lý như phân luồng tổ chức giao thông, nâng cao ý thức người tham gia giao thông, kiểm soát dân số và sự gia tăng phương tiện.

Trân trọng cảm ơn Tổng Giám đốc Phạm Hữu Sơn!

Phát triển hạ tầng giao thông để tạo đột phá là tầm nhìn đúng đắn ảnh 14

Nút giao Giải Phóng - Kim Đồng sẽ có hầm chui Vành đai 2,5 để giảm ùn tắc

Tin liên quan