Theo quyết định phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội, phương án kiến trúc cầu đạt giải Nhất cầu Trần Hưng Đạo có mã số THĐ12. |
Với phương án kiến trúc này, cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng có dầm cầu là bê tông cốt thép, hình dáng kiến trúc phía trên cầu sử dụng kết cấu cầu dạng vòm thép, sơ đồ nhịp 150mx6, mặt cắt ngang cầu tại giữa nhịp là rộng 40,6m - tương đương 6 làn xe cơ giới. |
Theo UBND thành phố Hà Nội, Ý tưởng kiến trúc được chọn tạo cho Thủ đô có một cây cầu mang biểu tượng mới với hai đường cong lượn sóng bên bờ sông Hồng, kết cấu vòm chính là 2 đường cong tiếp xúc nhau lặp lại 6 nhịp tạo hình mang biểu tượng vô cực. |
Toàn cảnh cầu Trần Hưng Đạo nhìn từ trên cao. |
Cầu nhìn từ phố cổ phía quận Hoàn Kiếm. |
Trên cầu có 3 làn xe cơ giới, một làn đường đi bộ kết hợp với đi xe đạp. |
Cầu từ phía nút giao ngã 5 Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông (Hoàn Kiếm) với nhiều làn đường để phương tiện đi lên tiếp cận. |
Nút giao lên cầu phía quận Long Biên. |
Người dân có thể đi bộ hoặc lên trên cầu ngắm cảnh ở làn đường bộ hành hai bên hành lang cầu. |
Cầu Trần Hưng Đạo về đêm. |
Dự án cầu Trần Hưng Đạo có điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông, thuộc địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm; điểm cuối giao cắt với đường Nguyễn Văn Linh thuộc địa bàn phường Gia Thụy, quận Long Biên. Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 5,5km, mặt cắt cầu bảo đảm 6 làn xe cơ giới. Đoạn cầu dẫn phía Hoàn Kiếm có quy mô 1 làn xe đi thẳng vào đường Trần Hưng Đạo và 4 làn xe rẽ tiếp cận vào đường đê Trần Khánh Dư; đoạn cầu dẫn phía Long Biên có quy mô 4 làn xe. Tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 8.900 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước chiếm 50%, vốn nhà đầu tư BOT chiếm 50%. Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến khoảng 20 năm. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022-2025.
Thiết kế kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo được Ban Giao thông tổ chức thi tuyển từ tháng 11/2021. Các giải thưởng phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo tại cuộc thi này là 1,3 tỷ đồng, trong đó giải Nhất: 800 triệu đồng, giải Nhì 300 triệu đồng và giải Ba là 200 triệu đồng