Phát triển công nghiệp chế tạo khuôn mẫu: Vẫn thiếu sự liên kết

Phát triển công nghiệp chế tạo khuôn mẫu: Vẫn thiếu sự liên kết
Hà Nội hiện có hàng nghìn doanh nghiệp công nghiệp (DN CN) sử dụng công nghệ khuôn mẫu trong sản xuất nhằm tăng sản lượng, độ chính xác và giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Phát triển công nghiệp chế tạo khuôn mẫu: Vẫn thiếu sự liên kết

Hà Nội hiện có hàng nghìn doanh nghiệp công nghiệp (DN CN) sử dụng công nghệ khuôn mẫu trong sản xuất nhằm tăng sản lượng, độ chính xác và giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Phát triển công nghiệp chế tạo khuôn mẫu: Vẫn thiếu sự liên kết ảnh 1
Ảnh: minh họa - Internet

Tuy nhiên, khảo sát mới đây của Sở Công Thương cho thấy, CN chế tạo khuôn mẫu còn nhiều rào cản làm cho phát triển chưa xứng với tiềm năng...

Xuất phát từ nhu cầu tăng về khuôn mẫu nhựa, cơ khí, đúc..., ngành chế tạo khuôn mẫu Hà Nội đang có bước phát triển mới. Nhiều DN lớn về chế tạo như Ô tô Xuân Kiên, Kim khí Thăng Long, Nhựa Hà Nội, Xích líp Đông Anh… đã đầu tư mạnh cho chế tạo khuôn mẫu. Một số khuôn đòi hỏi phức tạp, độ khó cao như bộ khuôn mẫu kích thước lớn dập vỏ ô tô của Công ty Xuân Kiên, khuôn mẫu linh kiện nhựa cho xe máy tay ga Honda, Yamaha của Nhựa Hà Nội… tạo bước ngoặt mới cho sản phẩm ô tô thương hiệu Việt. Đưa ngành CN hỗ trợ ô tô xe máy vào chuỗi giá trị sản phẩm ô tô xe máy các hãng đa quốc gia lớn thế giới. Hiện Hà Nội có hơn 30 DN chế tạo khuôn mẫu cho nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau, mà quá nửa là DN vốn FDI đến từ Nhật Bản, Trung Quốc..., thu hút 1.500 lao động và thu về trên 500 tỉ đồng/năm.

Ông Lưu Minh Đức, Phó Trưởng phòng Quản lý CN (Sở Công Thương) cho biết: Chế tạo khuôn mẫu đòi hỏi độ phức tạp, độ khó rất cao từ thiết kế đến gia công chế tạo, có giá trị gia tăng cao. Một bộ khuôn làm vỏ máy điện thoại di động chỉ nặng 200kg có thể trị giá hàng trăm nghìn USD, đắt gấp 3 - 4 lần nhưng chỉ nặng bằng 1/4 - 1/3 so với bộ khuôn làm mũ bảo hiểm. Trong khi đó, khảo sát cho thấy CN chế tạo khuôn mẫu trong nước lại chưa được DN đánh giá cao, bởi khuôn "nội" không đáp ứng được yêu cầu chính xác, độ bền và phức tạp. Dù đã giảm, nhưng khuôn mẫu trong nước có giá vẫn cao, lại thường bị giao hàng chậm. Vì thế, nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn đặt hàng hoặc mua khuôn từ nước ngoài. Đáng chú ý, dù rất tự tin về sản phẩm nhưng đa phần DN chế tạo khuôn mẫu Hà Nội vẫn dừng ở tự chế tạo khuôn mẫu cho sản xuất của mình mà chưa hướng nó thành hàng hóa ra thị trường.

Tại hội thảo về chế tạo khuôn mẫu công nghệ cao do Sở Công Thương tổ chức mới đây, ông Bùi Ngọc Huyên - Tổng Giám đốc Công ty CP ô tô Xuân Kiên đồng quan điểm với nhiều DN khác cho rằng, hạn chế trong hợp tác với DN sử dụng khuôn mẫu chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến yếu kém của DN làm khuôn mẫu. Bởi vậy, TP cần đẩy mạnh những hoạt động gặp gỡ cũng như hội chợ, triển lãm chuyên ngành để DN chế tạo và DN sử dụng khuôn mẫu có cơ hội trao đổi, hợp tác chặt chẽ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng khuôn mẫu trong DN CN. Vật liệu làm khuôn mẫu thường là thép chuyên dụng nhập khẩu đắt tiền, nên DN còn mong nhận được ưu đãi về vay vốn ngoại tệ và thuế nhập khẩu.

Theo Linh Đức
Kinh tế & Đô thị

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG