> Lỗi xe không chuyển quyền sở hữu phạt như thế nào?
> CSGT Hà Nội lý giải về 'lỗi xe không chuyển quyền sở hữu'
> Người trong nhà mượn xe nhau thì không sao
> Phí sang tên đổi chủ sẽ giảm xuống 1%
> Những phương tiện không bị phạt lỗi sang tên đổi chủ
Đại diện Bộ Công an khẳng định, không có chuyện xử phạt xe đi mượn, đi thuê. Ảnh: Xuân Phú. |
Bộ Công an gửi công điện khẩn chỉ đạo
Mở đầu cuộc họp, Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị nói nhiều về xử phạt như thế nào đối với lỗi không chuyển quyền sở hữu phương tiện cơ giới đúng quy định.
Tuy nhiên, tướng Nghị kết luận không phải phạt theo kiểu “xe không chính chủ” như một vị trưởng phòng CSGT địa phương nói gây xôn xao dư luận tuần qua.
Một PV hỏi, liệu có lùi xử phạt theo Nghị định 71 khi người dân chưa hiểu. Thiếu Tướng Đỗ Đình Nghị nói lớn: “Anh ở báo nào, có làm mảng nội chính không. Nếu làm nội chính thì phải biết Nghị định đã ban hành làm gì có chuyện lùi”. Một PV đáp lại: “Đồng nghiệp của chúng tôi đã hỏi đúng. Thực tế có một số quy định trong luật đã phải lùi thời gian xử phạt để hỗ trợ người dân”. Nói rồi, PV này dẫn ra hàng loạt nghị định làm bằng chứng. Thiếu Tướng Đỗ Đình Nghị tiếp lời: “Nhưng công an sẽ không lùi”. |
Qua câu chuyện của tướng Nghị, hoá ra ngày 11-11, có một công điện khẩn của Bộ mang số 141 đóng dấu “MẬT” gửi công an cả nước hướng dẫn việc xử phạt lỗi không sang tên đổi chủ phương tiện.
Các nhà báo xin bản sao, nhưng bị từ chối. Ông Nghị chỉ trích đọc một đoạn: “141 quy định trong quá trình tuần tra kiểm soát mà phát hiện người điều kiện phương tiện khai xe đi mượn, thuê thì không xử phạt việc sang tên đổi chu”.
Ông Nghị nói rõ: “Công an các địa phương chỉ đạo CSGT khi kiểm tra phát hiện nếu mua bán xe quá 30 ngày mà chưa làm thủ tục sang tên sẽ bị xử phạt. Bây giờ mới chỉ nhắc nhở chứ chưa xử phạt. Không có quy định nào bắt buộc người dân phải mang theo CMND, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh... khi điều khiển phương tiện (mượn hoặc thuê) ngoài đường. Tới đây, để đảm bảo tính khả thi của Nghị định 71, Bộ Công an sẽ có thông tư hướng dẫn cụ thể việc này”.
PV đặt câu hỏi, vì sao bây giờ đặt vấn đề xử phạt hành vi không chuyển nhượng theo đúng quy định? “Thế giới đã làm từ lâu, Việt Nam nay mới siết chặt. Một là tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước. Nhiều vụ án hình sự điều tra mất rất nhiều công sức do không phải xe chính chủ. Hai là, nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện nộp phí trước bạ, đảm bảo lợi ích của công dân. Nếu anh giao phương tiện cho người khác thì anh phải có trách nhiệm đối với phương tiện của mình. Theo quy định, chính chủ phải chịu trách nhiệm với phương tiện của mình” - ông Nghị nói.
CSGT làm “bậy”: Chuyển tôi xử lý
PV Tiền Phong hỏi, quy định này đã có từ năm 1995 mà nhân dân vẫn còn ngỡ ngàng, do cách hiểu không rõ ràng, liệu CSGT có lợi dụng làm “bậy” không? Việc tăng mức xử phạt căn cứ vào đâu? Tướng Nghị trả lời: “Theo quy định của pháp luật, việc hình thành Nghị định Xử phạt hành chính trong lĩnh vực Giao thông Đường bộ phải tiến hành theo trình tự, lấy ý kiến bộ, ngành, địa phương... sau đó trình Chính phủ thông qua. Không có chuyện Bộ Công an hay Bộ GTVT đưa ra mức xử phạt”.
Về chuyện liệu CSGT có làm “bậy” khi dân đang mù mờ về luật, tướng Nghị cho biết, sẽ không có trường hợp CSGT gây khó dễ trong việc xử phạt người dân chưa sang tên đổi chủ. “Nếu anh em báo chí phát hiện được, chuyển đây cho tôi xử lý”.
Có báo hỏi, quy định xử phạt thế, khác nào khuyến khích người dân nói dối mượn xe. Ông Đỗ Đình Nghị nói: “Giả sử quy định phải xác định ngoài đường sẽ rất khó và không tạo được sự đồng thuận. Do vậy, trước mắt chúng tôi quy định lưu thông ngoài đường, nếu người dân khai là mượn thì không xử phạt. Còn khi đã đưa về trụ sở cơ quan, phát hiện ra sẽ xử lý nghiêm khắc”.
Sau cuộc gặp, nhiều nhà báo cũng phản ánh cách phát ngôn không đúng của một trưởng phòng CSGT hôm Chủ nhật vừa qua khiến dư luận nhiễu loạn trong cách hiểu về việc xử phạt phương tiện không sang tên chuyển chủ.