90 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận (15/10/1930 - 15/10/2020) :

Phát huy sức mạnh 'thế trận lòng dân'

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao bằng khen cho các cá nhân điển hình “Dân vận khéo”
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao bằng khen cho các cá nhân điển hình “Dân vận khéo”
TP - 90 năm qua, với quan điểm xuyên suốt “Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, dân vận luôn là bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.  Công tác dân vận góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với dân cũng như niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Tháng 10/1999, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Dân vận”, theo đề nghị của Ban Dân vận Trung ương, Bộ Chính trị khóa VIII đã đồng ý lấy ngày 15/10/1930 là Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và quyết định chọn ngày 15/10 hằng năm là “Ngày Dân vận của cả nước” để đẩy mạnh việc học tập và thực hiện những lời dạy của Bác Hồ về công tác dân vận.

90 năm qua, với quan điểm xuyên suốt “Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, công tác dân vận luôn là bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Theo bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, phong trào thi đua “Dân vận khéo” được phát động từ năm 2009 đã trở thành trọng tâm của phong trào thi đua yêu nước ngành dân vận, được cấp ủy, hệ thống chính trị tích cực hưởng ứng, gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hàng vạn mô hình, điển hình, kinh nghiệm hay, xuất hiện trong công tác vận động nhân dân. Công tác dân vận đã gắn liền với trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị; với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Cũng theo bà Mai, 5 năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đất nước phát triển nhanh và khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật. Nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị đối với công tác dân vận được nâng cao, gắn với chăm lo cuộc sống, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.

Kịp thời giải quyết những bức xúc của nhân dân

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế trước yêu cầu của tình hình mới, ông Nguyễn Văn Hùng, nguyên Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương cho rằng, cần đổi mới công tác dân vận để gần dân, hiểu dân, nắm vững những tâm tư, nguyện vọng và cả những lo lắng, bức xúc của nhân dân. Qua đó kịp thời giải quyết những vấn đề mà người dân quan tâm. Trong phát triển kinh tế, chính trị, xã hội thì phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện phương châm dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng. Đối với chính quyền các cấp phải cải cách thủ tục hành chính, đổi mới cách thức tiếp công dân, bảo đảm lấy sự hài lòng của người dân là thước đo quan trọng nhất.

Trong khi đó, ông Mai Thành Lâm, Trưởng ban công tác mặt trận thôn 11 thuộc xã Đa Kai, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận khẳng định, điều cần nhất đối với cán bộ dân vận đó chính là tình thương, cái tâm con người. Người cán bộ không vì lợi ích vật chất mà luôn mong sự phát triển cho cộng đồng dân cư. “Cán bộ dân vận muốn làm tốt thì phải gần dân, sát dân, phải có tình cảm, hiểu được dân sống như thế nào, cần gì? Từ đó mình hiểu được người dân cần giúp gì thì mình giúp, điều gì không giúp được thì mình hướng dẫn bà con đi tới những cấp có thẩm quyền giải quyết. Đồng thời, mình cũng phải sống thật với họ, từ đó có được niềm tin và đồng thuận với mình”, ông Lâm chia sẻ.

Theo bà Trương Thị Mai, mọi hoạt động của hệ thống chính trị phải hướng đến cuộc sống của nhân dân, phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Bên cạnh đó, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tăng cường vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hành dân chủ, tạo đồng thuận xã hội, đảm bảo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”, phát huy sức mạnh “thế trận lòng dân” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng (2030); trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước (2045).

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế trước yêu cầu của tình hình mới, ông Nguyễn Văn Hùng, nguyên Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương cho rằng, cần tăng cường đổi mới công tác dân vận để gần dân, hiểu dân, nắm vững những tâm tư, nguyện vọng và cả những lo lắng, bức xúc của nhân dân. Qua đó kịp thời giải quyết những vấn đề mà người dân quan tâm. Trong phát triển kinh tế, chính trị, xã hội thì phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện phương châm dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng. Đối với chính quyền các cấp phải cải cách thủ tục hành chính, đổi mới cách thức tiếp công dân, bảo đảm lấy sự hài lòng của người dân là thước đo quan trọng nhất.

MỚI - NÓNG
Những vị trí xây 8 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam
Những vị trí xây 8 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam
TPO - Sau khi lựa chọn được nhà đầu tư để xây dựng 8 trạm dừng nghỉ đầu tiên trên cao tốc Bắc - Nam, Cục Đường cao tốc Việt Nam (CTVN) vừa cho biết, các nhà thầu đang khẩn trương thống nhất vị trí, diện tích cụ thể để xây dựng và xong cơ bản các trạm này, phục vụ người dân trước Tết Nguyên đán.