Phát hiện nhím bạch tạng đầu tiên của Đông Nam Á tại Lâm Đồng

Nhím bạch tạng
Nhím bạch tạng
TPO - Một số loài thú cực kỳ quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới vừa được phát hiện tại Vườn quốc gia (VQG) Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng), trong đó có mang lớn, cày vằn, nhím bạch tạng…

Sáng 30/6, Tiến sĩ Lê Văn Hương, Giám đốc VQG Bidoup - Núi Bà cho biết qua đặt bẫy ảnh đã phát hiện nhím bạch tạng tromg VQG. Đây là hiện tượng hết sức hiếm bởi đến nay chưa ai công bố phát hiện nhím bạch tạng trong các khu rừng tự nhiên ở Đông Nam Á.

Phát hiện nhím bạch tạng đầu tiên của Đông Nam Á tại Lâm Đồng ảnh 1 Bẫy ảnh vừa ghi hình nhím bạch tạng.

Các nhà khoa học cũng đã ghi hình được loài Mang lớn Muntiacus vuquangensis, loài thú móng guốc chỉ được tìm thấy ở dãy Trường Sơn và được xếp vào nhóm Cực kỳ nguy cấp (CR) trong sách đỏ IUCN. Giới nghiên cứu cho rằng Mang lớn đã tuyệt chủng tại hầu hết các khu rừng trong vùng phân bố trước đây của loài ở Việt Nam.   

Phát hiện nhím bạch tạng đầu tiên của Đông Nam Á tại Lâm Đồng ảnh 2 Mang lớn Muntiacus vuquangensis.

Phát hiện này giúp củng cố thêm nhận định của các nhà sinh học rằng VQG Bidoup - Núi Bà có thể là nơi có quần thể khả thi cuối cùng của Mang lớn Muntiacus vuquangensis ở Việt Nam, có vai trò quan trọng đối với sự tồn vong của loài trong tương lai.

Các bẫy ảnh cũng ghi được hình ảnh Cầy vằn Chrotogale owstoni, loài đặc hữu khác của dãy Trường Sơn. Loài thú ăn thịt nhỏ bé này có bộ lông rất nổi bật, nguy cơ bị tuyệt chủng do nạn săn bắt tràn lan.

Phát hiện nhím bạch tạng đầu tiên của Đông Nam Á tại Lâm Đồng ảnh 3 Cầy vằn Chrotogale owston.

Các thành viên đội khảo sát cũng rất ngạc nhiên khi chụp được nhiều hình ảnh của loài Gấu chó Helarctos malayanus. Mặc dù Gấu chó khá phổ biến trong các trại nuôi gấu ở Việt Nam nhưng rất hiếm trong tự nhiên.

Phát hiện nhím bạch tạng đầu tiên của Đông Nam Á tại Lâm Đồng ảnh 4 Gấu chó Helarctos malayanus.

Điều đáng lo ngại, từ hình ảnh vừa ghi nhận, có một cá thể Gấu chó bị thương ở chân trước, có thể do bẫy dây phanh gây ra.  

Theo Tiến sĩ Lê Văn Hương, VQG Bidoup - Núi Bà đang phối hợp với Viện Sinh thái học miền nam (SIE) và Viện nghiên cứu Động vật hoang dã Leibniz tiến hành khảo sát bằng bẫy ảnh trên toàn bộ diện tích của VQG.

Kết quả bước đầu cho thấy VQG Bidoup Núi Bà có mức độ đa dạng các loài thú rất cao với ít nhất 7 loài đang bị đe dọa toàn cầu được ghi nhận. Đây là minh chứng cho thấy Bidoup - Núi Bà là một vùng cảnh quan có giá trị cao cho bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam cũng như toàn cầu.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc giải đua vỏ lãi
Đặc sắc giải đua vỏ lãi
TPO - Với 11 đội nam và 6 đội nữ, hơn 120 vận động viên tranh tài quyết liệt tại giải bơi vỏ lãi vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cà Mau, hoạt động chào mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.