Phát hiện nhện 99 triệu năm tuổi trong tư thế giao phối

Hóa thạch của con nhện cổ đại nhô ra phía dưới cơ thể. Ảnh: Jason Dunlop.
Hóa thạch của con nhện cổ đại nhô ra phía dưới cơ thể. Ảnh: Jason Dunlop.
Các nhà khoa học Đức tìm thấy xác con nhện cổ đại bị nhựa cây bao kín và chết khi đang giao phối với con cái.

Theo National Geographic, con nhện trong miếng hổ phách được tìm thấy ở Myanmar là mẫu vật đầu tiên có dương vật ở tư thế hoạt động, đồng thời là mẫu vật được bảo quản tốt nhất từ trước tới nay. Loài nhện cổ đại tồn tại cách đây 99 triệu năm có tên Halitherses grimaldii sở hữu dương vật dài gần bằng một nửa cơ thể.

Trong khi những con nhện và bọ cạp đực khác sử dụng phần chân bị biến đổi để chuyển tinh trùng sang con cái, Halitherses grimaldii đưa dương vật vào lỗ sinh dục ở cạnh miệng con cái. Phát hiện được công bố hôm 28/1 trên tạp chí Khoa học Tự nhiên.

Những bản quét và ảnh chụp 3D chỉ ra hình dáng đặc trưng của bộ phận dương vật có đầu hình trái tim và móc xoắn rất khác với các loài cùng họ.

Jason Dunlop, tác giả chính của nghiên cứu đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Berlin, Đức, cho biết miếng hổ phách này gây băn khoăn cho các nhà khoa học vì họ không tìm thấy con cái nào bên trong. Dunlop suy đoán con nhện có thể bị tách khỏi bạn tình một cách đột ngột hoặc bộ phận dương vật bị kích thích khi con vật giãy giụa trước lúc chết.

"Có thể con vật cố giãy giụa khi mắc kẹt trong lớp nhựa cây. Điều này khiến huyết áp của nó tăng vọt và tình cờ thúc đẩy dương vật nhô ra", Dunlop nói.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG