Phát hiện hố đen kỳ lạ trong vũ trụ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Khi thăm dò một thiên hà xa xôi bằng Kính thiên văn Hubble sau khi nhận được "thông tin" từ kính viễn vọng tia X Chandra, các nhà khoa học của NASA đã phát hiện ra một hố đen kỳ lạ bị nghiêng sang một bên.
Phát hiện hố đen kỳ lạ trong vũ trụ ảnh 1

Hình minh họa một hố đen siêu lớn nghiêng về một bên (Ảnh: Robert Lea)

Hố đen nằm ngang này được phát hiện trong thiên hà NGC 5084, một thiên hà dạng thấu kính nằm cách Trái đất khoảng 80 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Xử Nữ. Hố đen quay theo hướng không ngờ so với thiên hà xung quanh.

Nhóm nghiên cứu đã được báo trước về sự tồn tại của hố đen này khi họ phát hiện ra hai luồng plasma, một luồng trải dài trên và dưới mặt phẳng của thiên hà và một luồng trải dài qua thiên hà, giao nhau và tạo thành hình chữ "X". Các nhà thiên văn học chưa từng thấy cấu trúc thiên hà này bao giờ.

"Phát hiện hai cặp luồng tia X trong một thiên hà là điều đặc biệt", thành viên nhóm nghiên cứu và nhà vật lý thiên văn Pamela Marcum của Trung tâm nghiên cứu Ames cho biết. "Sự kết hợp giữa cấu trúc hình chữ thập bất thường của chúng và đĩa bụi 'bị lật úp' mang đến cho chúng ta những hiểu biết độc đáo về lịch sử của thiên hà này".

Các nhà khoa học cho rằng, một sự kiện kịch tính trong lịch sử của NGC 5084 có thể là nguyên nhân khiến hố đen này bị lật sang một bên giống như một "vụ va chạm vũ trụ".

Vụ va chạm với một thiên hà khác?

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra điều này trong dữ liệu lưu trữ từ Chandra nhờ vào một phân tích hình ảnh mới mà họ phát triển. Kỹ thuật này được gọi là "Khuếch đại chọn lọc tín hiệu thiên văn siêu nhiễu" hay "SAUNAS", phát hiện ra các bức xạ tia X có độ sáng thấp từ kính viễn vọng không gian tia X mạnh mẽ của NASA, cho thấy các luồng plasma đôi hình chữ X kỳ lạ.

Điều này thật kỳ lạ vì khi các nhà thiên văn học nhìn thấy tia X phát ra từ các thiên hà lớn, họ mong đợi thấy chúng phân bố đều. Sự đồng nhất này sẽ tạo ra một quả cầu ánh sáng năng lượng cao. Việc nhìn thấy hình dạng tập trung của tia X chỉ ra một sự kiện kịch tính trong lịch sử của một thiên hà.

Các quan sát từ Hubble được hỗ trợ bởi dữ liệu từ Atacama Large Millimeter/submillimeter Array (ALMA) , 66 ăng-ten vô tuyến đặt tại miền bắc Chile, cho thấy một vành đai bụi vật chất tại trung tâm của NGC 5084, quay sang một bên. Điều này chỉ ra không chỉ một hố đen ẩn núp ở trung tâm của thiên hà này mà vật thể đó còn quay một cách kỳ lạ theo góc 90 độ so với NGC 5084.

Các cuộc kiểm tra tiếp theo đối với NGC 5084 đã giúp nhóm nghiên cứu nhìn thấy thiên hà này và hố đen nằm ngang của nó trên một phạm vi rộng các bước sóng ánh sáng.

Hiện tại, "nghi phạm chính" trong trường hợp này là một vụ va chạm với một thiên hà khác tạo ra "ống khói" plasma phun trào từ phía trên và phía dưới mặt phẳng của NGC 5084.

Theo Live Science
MỚI - NÓNG
Đơn vị vận hành nói gì về thông tin metro TPHCM tạm dừng vì mưa quá lớn?
Đơn vị vận hành nói gì về thông tin metro TPHCM tạm dừng vì mưa quá lớn?
TPO - Theo đơn vị vận hành, chiều 27/12, TPHCM có mưa rất lớn kèm dông và sấm sét đã dẫn đến hệ thống bảo vệ an toàn điện toàn tuyến metro 1 được kích hoạt. Do đó, đơn vị đã quyết định tạm dừng lịch trình chạy tàu, đưa tàu về các nhà ga nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách và tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống của tuyến.