Trong nỗ lực khám phá hành tinh bí ẩn thứ 9, được cho là đang ẩn nấp bên ngoài quĩ đạo của sao Diêm vương, hành tinh nằm trong hệ Mặt trời cách xa trái đất nhất, các nhà nghiên cứu ở Mỹ tình cờ phát hiện nhiều mặt trăng mới.
Ông Scott Sheppard, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu tại Viện Khoa học Carnegie ở Washington DC, cho biết, nhóm nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện các mặt trăng vào tháng 3 năm ngoái từ Đài quan sát liên Mỹ Cerro Tololo ở Chile, nhưng phải cần hơn một năm để khẳng định những mặt trăng này đang bay theo trường hấp dẫn trong quỹ đạo của hành tinh khí khổng lồ này.
Trước đây, con người tìm ra rất ít mặt trăng xung quanh Sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, nhưng sự phát hiện về các vệ tinh tự nhiên mới đã đưa tổng số mặt trăng quay quanh hành tinh khí khổng lồ này lên con số 79, nhiều hơn bất kỳ số lượng vệ tinh bay quanh các hành tinh nào khác trong vũ trụ của chúng ta.
Chín trong số các mặt trăng mới nằm trong một nhóm vòng ngoài, chúng quay quanh sao Mộc với quĩ đạo ngược lại với chiều quay của sao Mộc. Đây có thể là các hành tinh được hình thành sau các vụ va chạm của những hành tinh mẹ với các tiểu hành tinh, sao chổi và các vệ tinh khác. Mỗi hành tinh (mặt trăng mới phát hiện) này mất khoảng hai năm để bay hết một vòng quanh sao Mộc.
Hai trong số các mặt trăng tạo thành nhóm vòng trong, bay gần hơn với sao chủ, chúng di chuyển theo chiều kim đồng hồ, cùng với chiều quay của sao Mộc. Nhiều khả năng, 2 mặt trăng này là những mảnh vỡ của một mặt trăng lớn hơn trong quỹ đạo, chúng mất gần một năm để hoàn thành một vòng quanh sao Mộc. Hướng mà các mặt trăng xoay quanh hành tinh phụ thuộc vào thời điểm chúng bắt đầu chịu ảnh bởi trường hấp dẫn của sao Mộc.
Các nhà thiên văn học mô tả một trong những mặt trăng mới như một “quả cầu kỳ quặc”. Nó có diện tích khá nhỏ chỉ hơn một km2, và đang bay quanh Sao Mộc theo quĩ đạo cùng chiều kim đồng hồ, nhưng nó cũng vẽ ra một quĩ đạo đan xen, dẫn đến va chạm với quĩ đạo của những mặt trăng khác.
Các nhà khoa học đã lấy tên cháu gái của thần Jupiter để đặt tên cho mặt trăng mới này là Valetudo. Nhưng với quĩ đạo bay có thể dẫn tới những va chạm khủng khiếp mà nó sắp gây ra, tên gọi này cũng có thể sửa thành Vale-Tudo, theo tiếng Bồ Đào Nha là tên gọi của một hình thức võ thuật tổng hợp cổ điển không luật lệ trong thi đấu.
Ông Sheppard cũng cho biết, Valetudo đang di chuyển theo kiểu bạn đi ngược chiều trên đường cao tốc. Nó di chuyển theo chiều kim đồng hồ, còn tất cả các mặt trăng khác lại di chuyển ngược lại, theo một quĩ đạo có cùng một khoảng cách với sao Mộc. Điều đó rất có thể dẫn đến va chạm trực diện.
"Valetudo giống như lái xe xuống đường cao tốc ở phía bên kia đường. Nó đang di chuyển cùng chiều,trong khi tất cả các đối tượng khác ở khoảng cách tương tự từ sao Mộc đang di chuyển ngược chiều. Do đó có thể xảy ra va chạm trực diện,” ông Sheppard giải thích.
Ông Sheppard cũng tin rằng, Valetudo là tàn dư cuối cùng của một mặt trăng lớn hơn đã bị vỡ vụn do va chạm trong quá khứ. Điều này đặt ra câu hỏi, liệu mặt trăng nhỏ bé này sẽ tồn tại được bao lâu?
Theo Sheppard, những vụ va chạm không xảy ra thường xuyên, trung bình khoảng 1 tỷ năm mới có một vụ. Và nếu việc đó xảy ra, ông và đồng nghiệp sẽ có thể phát hiện nó từ Trái Đất, nhưng chắc chắn rằng, điều này sẽ không xảy ra sớm.