Phạt 55 triệu USD cho tin tức giả mạo trên Facebook, Google

Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Mass.
Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Mass.
Facebook, Google và các công ty hoạt động trong lĩnh vực mạng xã hội khác sẽ bị phạt tới 50 triệu bảng, tương đương 55 triệu USD, nếu không gỡ tin tức xấu độc trong vòng 24 giờ kể từ khi được thông báo.

Luật mới của Đức áp dụng cho các mạng xã hội có từ 2 triệu người trở lên và các biện pháp xử phạt sẽ có hiệu lực từ tháng 10. Sau khi các nghị sĩ thông qua, nó sẽ có tên gọi chính thức là NetzDG. Với cá nhân đứng đầu công ty không tuân thủ NetzDG, số tiền phạt có thể lên tới 5,5 triệu USD trong khi với tổ chức, mức phạt sẽ lớn gấp 10 lần.

Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Mass, người chịu trách nhiệm giám sát luật mới, nhấn mạnh: “Thật không may, kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy các công ty mạng xã hội sẽ không cải thiện hoạt động của họ nếu không có những áp lực chính trị”.

Luật mới của Đức được đưa ra trong bối cảnh nhiều tin tức giả mạo về các vụ khủng bố xuất hiện trên Facebook và Youtube hoạt động tại quốc gia này. Trong khi đó, một người tị nạn Syria có tên Anas Modamani đã kiện Facebook sau khi bức ảnh anh ta tự chụp với Thủ tướng Đức Angela Merkel trở thành mục tiêu tấn công trên mạng xã hội của những kẻ cực đoan.

Đức là một trong những quốc gia có những quy định khắt khe nhất đối với phát ngôn thù ghét, bao gồm việc xúc phạm cá nhân, tổ chức, xúi giục tội phạm và đe doạ bạo lực…. Năm 2015, Đức đã buộc Facebook, Twitter và Youtube của Google tham gia bộ quy tắc ứng xử, bao gồm cam kết xoá những phát ngôn thù hận trên nền tảng của mình trong 24 giờ.

Với sự ra đời của NetzDG, những quy định này đã trở thành nghĩa vụ pháp lý, buộc các nền tảng mạng xã hội phải tuân theo. Ngoài ra, những nền tảng cũng buộc phải có cơ chế cho phép người dùng khiếu nại về những nội dung gây khó chịu một cách dễ dàng hơn.

Hiện tại, Facebook đã thực hiện một số cải cách ban đầu nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý Đức. Vào tháng Giêng, công ty thông báo họ sẽ bắt đầu sàng lọc tin tức giả cho người dùng ở Đức. Đây cũng là quốc gia nước ngoài đầu tiên Facebook đưa cơ chế kiểm soát này vào áp dụng sau Mỹ. Facebook cũng thuê một số đối tác để hỗ trợ kiểm tra.

Trước đó, trong một hội nghị hồi tháng 3 ở Berlin, Stephen Deadman, Phó giám đốc phụ trách toàn cầu của Facebook, cho rằng quy mô khổng lồ của mạng xã hội này khiến việc theo dõi các nội dung và lọc thông tin trở nên vô cùng khó khăn và tốn nguồn lực. Tuy nhiên, đại diện Facebook cũng khẳng định đảm bảo môi trường an toàn và trong sạch cho mạng xã hội này là ưu tiên lớn nhất.

Theo Theo Trí Thức Trẻ
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.