Tình tiết bất ngờ vụ hải quan tiếp tay buôn lậu xăng dầu hơn 2.000 tỷ

Ông Lê Nam Phong, Đội phó Đội Điều tra chống buôn lậu khu vực miền Trung, thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu chia sẻ quá trình phá án vụ buôn lậu xăng dầu khủng. Ảnh: Tuấn Nguyễn.
Ông Lê Nam Phong, Đội phó Đội Điều tra chống buôn lậu khu vực miền Trung, thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu chia sẻ quá trình phá án vụ buôn lậu xăng dầu khủng. Ảnh: Tuấn Nguyễn.
TP - “Thời điểm bắt giữ thông thường việc kiểm hóa đã xong vì gần 12h đêm, không hiểu cán bộ hải quan Đinh Hữu Thùy vẫn ở kho xăng làm gì. Khi bắt quả tang, tổ công tác yêu cầu tất cả mọi người điểm danh, một người giơ tay lên bảo tôi là cán bộ hải quan, tôi mới ngớ người ra”, ông Lê Nam Phong, Đội phó Đội Điều tra chống buôn lậu khu vực miền Trung, thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan nhớ lại.

Mỗi lần “làm ngơ” nhận 12 triệu đồng

Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận đang thụ lý hồ sơ  vụ án Buôn lậu và Đưa – Nhận hối lộ xảy ra tại Bình Thuận. Trước đó, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao (Viện KSNDTC) đã ra cáo trạng, truy tố 12 bị can trong đường dây buôn lậu xăng dầu trị giá lên đến hơn 2.000 tỷ đồng này. Đáng chú ý, theo cáo trạng, Viện KSNDTC đã truy tố 3 cựu cán bộ hải quan thuộc Chi cục Hải quan Bình Thuận về tội Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Theo ông Lê Nam Phong, Đội phó Đội Điều tra chống buôn lậu khu vực miền Trung, thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, cầm đầu đường dây này là Luyện Xuân Tràng (còn gọi là Tràng cầu đường, SN 1973, quê ở huyện Yên Nhân, tỉnh Hưng Yên). Tràng là một trong những đối tượng chính góp vốn mua lại Cty CP Dương Đông Hòa Phú từ Nguyễn Tiến Long - Chủ tịch HĐQT Cty CP Dương Đông Sài Gòn.

Tràng giao cho Nguyễn Đức Mạnh (quê ở Quảng Ninh) điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh, điều động hàng tại kho LPG Hòa Phú của công ty trên. Hai đối tượng khác là Đinh Quốc Đức (còn gọi là Đức cận, SN 1980, quê ở Nam Sách, Hải Dương) và Nguyễn Thị Minh Nguyệt (trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) là người thân cận của Tràng, được giao nhiệm vụ điều động tàu từ Hải Phòng vào Hòa Phú để nhận hàng, vận chuyển về cảng 19/9 Hải Phòng bán cho khách hàng.

Theo hồ sơ của Cục Điều tra chống buôn lậu, lợi dụng tư cách pháp nhân của công ty này vốn là một đơn vị đầu mối nhập khẩu xăng dầu, từ tháng 7/2015 đến tháng 11/2015, Tràng và các đối tượng tổ chức buôn lậu xăng dầu bằng thủ đoạn: Thuê tàu nước ngoài có trọng tải trên 10.000 tấn chở xăng, dầu mua từ Singapore chạy thẳng về cảng Hòa Phú để bơm lên các bồn chứa nhưng làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Bình Thuận chỉ khai báo trên tờ khai hải quan khoảng từ 2.000 tấn đến 3.000 tấn, số lượng còn lại (khoảng 8.000 tấn đến 10.000 tấn) không khai báo, đây là lượng hàng nhập lậu có giá trị lên tới nhiều tỷ đồng.

Sau khi đã bơm hàng lên kho tại Hòa Phú, một phần xăng dầu được các đối tượng bán lẻ cho khách hàng tại khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên, còn một phần được dùng tàu có trọng tải từ 2.000 tấn đến 6.000 tấn vận chuyển ra Hải Phòng, Thái Bình, hợp thức hóa bằng hóa đơn chuyển kho về tổng kho xăng dầu 19/9, tổng kho xăng dầu MIPEC, cảng Diêm Điền để bán hàng tại Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc. Các đối tượng dùng thủ tục vận chuyển nội bộ ra kho của Công ty CP 19/9  Hải Phòng để đối phó với các cơ quan chức năng.  

Theo số liệu khai thác tại cơ sở dữ liệu của ngành Hải quan, trong khoảng 6 tháng cuối năm 2015, Cty Dương Đông Hòa Phú đã mở 31 tờ khai nhập khẩu gần 112.000 tấn xăng dầu các loại. Tuy nhiên, so sánh số liệu, lực lượng chống buôn lậu nhận thấy chênh lệch trọng tải tàu/số lượng xăng dầu khai báo lên tới hơn  224.000 tấn. Căn cứ kết quả xác minh và các nguồn tin thu thập được, Cục Điều tra chống buôn lậu xác định đây là hoạt động buôn lậu diễn ra có tính chất nghiêm trọng. Do vậy ngày 4/1/2016, cục ký quyết định xác lập chuyên án XD116 và xây dựng kế hoạch phá án.

Khoảng 0h20’ ngày 29/1/2016, lực lượng phá án gồm các công chức Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan và C46 - Bộ Công an lên tàu BTS CHRISTINA khống chế toàn bộ thuyền viên và bắt quả tang tàu đang bơm xăng trái phép vào kho của Công ty Dương Đông Hòa Phú. Kết quả hai mũi thuộc Ban chuyên án XD116 đã bắt giữ tổng số lượng xăng A92 không pha chì (RON 92) hơn 9.000 tấn, tổng giá trị lô hàng hơn 202 tỷ đồng.

Ngày 3/2/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với 8 đối tượng. Đáng chú ý, 2 công chức thuộc Chi cục Hải quan Bình Thuận gồm: Đinh Hữu Thùy bị truy tố tội Nhận hối lộ, Lê Văn Vinh tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Theo cáo trạng, để thực hiện việc nhập lậu hàng trăm triệu lít xăng dầu vào Việt Nam, Mạnh chỉ đạo các nhân viên chuẩn bị một phong bì 12 triệu đồng để đưa cho các cán bộ Hải quan thuộc Chi cục Hải quan Bình Thuận mỗi lần nhập lậu hàng. Sau mỗi lần kiểm tra và được đưa phong bì 12 triệu đồng “bồi dưỡng”, Thùy giữ lại 3 triệu đồng, chia cho Vinh 3 triệu đồng. Số tiền còn lại cán bộ hải quan này nộp về Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục.

Trách nhiệm người đứng đầu ra sao?

Theo cáo trạng của Viện KSNDTC, trong vụ án này, riêng các ông Võ Văn Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Bình Thuận; Tạ Hùng Dũng, Phó chi cục trưởng và Lưu Trọng Vũ, Đội trưởng đội nghiệp vụ, cơ quan điều tra xác định, đã thiếu sự kiểm tra sâu sát đối với cấp dưới. Tuy nhiên, quá trình điều tra không có căn cứ xác định hành vi bao che hay nhận tiền từ Cty Dương Đông Hòa Phú nên đề nghị cấp trên của những ông này xử lý hành chính nghiêm khắc.

Trong quá trình xét xử tại tòa, nếu làm rõ được hành vi phạm tội của những người này thì HĐXX kiến nghị cơ quan điều tra xử lý theo quy định pháp luật.

Nhớ lại thời điểm bắt quả tang các đối tượng, ông Lê Nam Phong cho hay: “Làm 3 chuyên án lớn về chống buôn lậu xăng dầu nhưng đây là chuyên án lớn nhất, lại phát hiện đúng đồng nghiệp của mình dính líu trong đường dây, thật là oái oăm. Thời điểm bắt giữ thông thường việc kiểm hóa đã xong vì gần 12h đêm, không hiểu cán bộ hải quan Đinh Hữu Thùy vẫn ở kho xăng làm gì. Khi bắt quả tang, tổ công tác yêu cầu tất cả mọi người điểm danh, một người giơ tay lên bảo tôi là cán bộ hải quan, tôi mới ngớ người ra. Sau khi tra hỏi, anh Thùy khai đi làm mệt nên ở lại đấy ngủ”.

Theo ông Phong, ngay sau đó, Tổng cục Hải quan đã đình chỉ công tác 2 công chức Thùy và Vinh, cùng 3 lãnh đạo Chi cục Hải quan Bình Thuận để phục vụ công tác điều tra. Đến nay, toàn bộ hồ sơ và thông tin do cơ quan điều tra nắm giữ.

Ngày 3/2/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với 8 đối tượng. Đáng chú ý, 2 công chức thuộc Chi cục Hải quan Bình Thuận gồm: Đinh Hữu Thùy bị truy tố tội Nhận hối lộ, Lê Văn Vinh tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.