Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất
24/12/2024 08:49
Buổi tọa đàm có sự tham dự của ông Đỗ Ngọc Hải - Trưởng phòng Quản lý Khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở Giao thông Vận tải TPHCM; Thượng tá Lê Văn Hải - Phó Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông, Công an TPHCM (PC08); PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM; Trung tá, TS Lê Hoàng Việt Lâm – Giảng viên Trường ĐH An ninh Nhân dân; Luật sư Trương Văn Tuấn - Văn phòng Luật sư Trạng Sài Gòn, Đoàn Luật sư TPHCM.
Đông đảo sinh viên có mặt tham dự tọa đàm. Ảnh: Duy Anh. |
Tọa đàm là cơ hội để các chuyên gia cùng nhau nhận diện, mổ xẻ thực trạng ẩu đả sau va chạm giao thông. Nội dung buổi tọa đàm sẽ được tường thuật trực tuyến trên Tienphong.vn và các nền tảng số của báo Tiền Phong.
Độc giả quan tâm có thể gửi câu hỏi đến email: online@baotienphong.com.vn hoặc tương tác trực tiếp với các chuyên gia tại buổi tọa đàm.
24/12/2024 08:51
24/12/2024 09:08
Sinh viên đặt câu hỏi tại buổi tọa đàm
Cuộc tọa đàm có sự tham gia của đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các chuyên gia trong các lĩnh vực an ninh trật tự, văn hóa, tâm lý học… Cuộc tọa đàm được tượng thuật, phản ảnh trên các nền tảng điện tử của báo Tiền Phong.
Chúng tôi hy vọng, cuộc tọa đàm này được đông đảo công chúng, độc giả của báo Tiền Phong nhiệt tình đón nhận và ủng hộ. Qua đó sẽ lan tỏa rộng rãi, đồng thời góp phần làm thay đổi nhận thức, cách thức ứng xử để mọi người tham gia giao thông một cách an toàn, phù hợp với luật pháp cùa các quy định về tham gia giao thông của nhà nước.
Thay mặt báo Tiền Phong, tôi xin gửi đến các diễn giả, các quý vị đại biểu, các nhà tài trợ, nhà đồng hành cùng toàn bộ cử tọa và bạn đọc theo dõi cuộc tọa đàm trên các nền tảng trực tuyến của báo Tiền Phong lời chúc sức khỏe và lời trân trọng cảm ơn.
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng ĐH Giao thông Vận tải TPHCM. Ảnh: Duy Anh. |
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng ĐH Giao thông Vận tải TPHCM cho biết buổi tọa đàm là sự kiện giúp nâng cao nhận thức ứng xử khi tham gia giao thông cho sinh viên, có sức lan tỏa tới giới trẻ. Vị Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM cảm ơn chuyên gia, diễn giả tới tham dự tọa đàm và chia sẻ góc nhìn đến sinh viên. Ông mong sinh viên tham dự tọa đàm có ý kiến, chia sẻ để cùng nên tạo một diễn đàn sôi nổi, góp phần vào thành công chung của buổi tọa đàm.
24/12/2024 09:11
Nhiều hệ lụy về giao thông
Phát biểu khai mạc, nhà báo Lý Thành Tâm - Trưởng Ban đại diện báo Tiền Phong tại TPHCM, Trưởng ban tổ chức buổi tọa đàm cho biết hiện nay lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng gia tăng nhanh chóng, nhất là ở các độ thị lớn như TPHCM hay Hà Nội, trong khi đó diện tích mặt đường và các tiện ích giao thông không đáp ứng được yêu cầu giao thông của người dân nên đã phát sinh rất nhiều hệ lụy, trong đó có tình trạng ùn ứ, ách tắc giao thông thường xuyên diễn ra.
Nhà báo Lý Thành Tâm - Trưởng Ban đại diện báo Tiền Phong tại TPHCM chia sẻ tại buổi tọa đàm. Ảnh: Duy Anh. |
Tình trạng va quẹt giữa người và phương tiện tham gia giao thông vì thế cũng là điều tránh khỏi, thậm chí ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, tình trạng ẩu đả, thậm chí thói côn đồ của không ít người trong quá trình tham gia giao thông cũng ngày càng gia tăng và đã ở mức nghiêm trọng, đáng báo động. Rất nhiều trường hợp chỉ cần một sự va chạm, hay xung đột nào đó, dù rất nhỏ giữa những người tham gia giao thông là dẫn đến những xung đột, xúc phạm hoặc ẩu đả ngay tại chỗ. Điều đó vừa gây ảnh hưởng đến tình trạng giao thông đường phố, gây ùn tắc giao thông, vừa gây ra sự mất trật tự, mỹ quan đường phố.
Nhằm nhận diện rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng xung đột trong quá trình tham gia giao thông, đồng thời tìm giải pháp để hạn thế, ngăn chặn tình trạng này và xây dựng được văn hóa tham gia giao thông… là điều vô cùng cần thiết, nhất là trong bối cảnh bùng nổ giao thông như hiện nay. Đó cũng chính là lý do để báo Tiền Phong hôm nay phốt hợp cùng các đơn vị tổ chức cuộc tòa đàm với chủ đề: Văn hòa tham gia giao thông.
24/12/2024 09:13
Người trẻ mong tham gia giao thông có văn hóa
Tại buổi tọa đàm về tình huống tai nạn giao thông, em Trung Hiếu, sinh viên Đại học Giao thông Vận tải TPHCM chia sẻ khoảng 2 năm trước em không may bị va chạm khi đang tham gia giao thông. Xe va chạm với Hiếu là một gia đình nhỏ gồm ba mẹ và một em bé khoảng 2 tuổi. Mặc dù không có ai bị thương, nhưng em bé sợ nên đã khóc rất lớn và la hét sau khi sự cố xảy ra.
Khi thấy em bé khóc, người cha đã rất hoảng loạn và lấy một cây búa từ trong xe ra đe dọa, định hành hung khiến em rất sợ hãi. Gia đình xảy ra va chạm rất nóng tính và tức giận vì sự việc.
“Em dừng xe lại định hỏi thăm gia đình họ nhưng người cha quá nóng tính khiến em sợ hãi. Em đã nhờ những người xung quanh hỗ trợ và dùng điện thoại liên lạc với gia đình để nhờ người nhà đến giải quyết vụ việc”, Hiếu nói.
Qua câu chuyện vừa chia sẻ nam sinh hy vọng sau buổi tọa đàm về ứng xử khi tham gia giao thông, tất cả các sinh viên và cộng đồng sẽ có sự thay đổi tích cực, tham gia giao thông có văn hóa.
24/12/2024 09:28
Điềm đạm, khiêm tốn để thoát khỏi tình huống không như mong muốn khi tham gia giao thông
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó hiệu trưởng Đại học Giao thông Vận tải TPHCM, cho hay thực tế, nhiều người đang chịu áp lực công việc, thủ sẵn hung khí, sẵn sàng tâm thế hành hung người khác.
"Mỗi lần phòng công tác sinh viên gọi điện, đặc biệt lúc đêm khuya tôi đều rất sợ vì lo ngại rằng các vấn đề tai nạn, rủi ro có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn của các em đặc biệt là các em sinh viên khi tham gia giao thông", ông Tuấn bày tỏ.
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó hiệu trưởng Đại học Giao thông Vận tải TPHCM cho biết trong tham gia giao thông, ý thức là quan trọng nhất. |
Theo ông Tuấn, hiện Đại học Giao thông Vận tải TPHCM chưa nhận được thông tin nào về các vụ việc sinh viên bạo hành, hành hung người khác khi tham gia giao thông.
"Những sinh viên mặc đồng phục nhà trường, khi va chạm giao thông chắc chắn là những người yếu thế hơn, chúng tôi rất lo cho các em, đặc biệt là sinh viên năm nhất. Tuy nhiên, thực tế sinh viên chúng tôi đã nhã nhặn khi tham gia giao thông qua các tình huống thực tế các em chia sẻ. Ý thức là quan trọng nhất, nếu có sự điềm đạm, khiêm tốn thì có thể thoát ra khỏi những tình huống không mong muốn khi tham gia giao thông", PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn nói.
24/12/2024 09:35
Nguyên nhân các vụ ẩu đả giao thông thời gian qua
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, Thượng tá Lê Văn Hải - Phó trưởng Phòng CSGT Công an TPHCM cho biết nguyên nhân các vụ ẩu đả, va chạm trong thời gian vừa qua không thể đánh đồng do áp lực kẹt xe, tắc đường mà xuất phát từ ý thức của người tham gia giao thông.
“Tâm lý của của người tham gia giao thông sợ kẹt xe và muốn đi nhanh, về sớm nên đi lấn làn, đi lên vỉa hè rồi xảy ra va chạm và mất bình tĩnh khi giải quyết dẫn đến cách ứng xử không phù hợp”, Thượng tá Hải cho hay và thông tin TPHCM hiện có lưu lượng phương tiện rất đông, trên 10 triệu xe. Trong đó, 9 triệu phương tiện mô tô, một triệu là ô tô, chưa kể các phương tiện khác đổ về, nên đòi hỏi người dân phải nâng cao ý thức khi tham gia giao thông.
Thượng tá Hải khuyến cáo, trường hợp xảy ra va chạm, người dân phải nhường nhịn và phải có một bên nhận mình sai thì vụ việc mới được giải quyết và không dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
24/12/2024 09:38
4 nguyên nhân chính dễ khiến ẩu đả
Trả lời câu hỏi về nguyên nhân khiến ẩu đả xảy ra, Trung tá, TS Lê Hoàng Việt Lâm – Giảng viên ĐH An ninh Nhân dân, cho hay vấn đề quan trọng chính là ý thức chấp hành giao thông. Hiện nay, nhiều người có tâm lý di chuyển đi vào đường trống, từ đó phát sinh nhiều hệ lụy. Do đó, giải quyết vấn đề gốc ở đây chính là ý thức chấp hành.
Thứ hai là vấn đề về áp lực tâm lý, từ những chuyện gia đình, công việc, kinh tế mà người ta dễ nảy sinh chuyện “giận cá chém thớt”.
Thứ ba là kỹ năng ứng xử trong các tình huống giao thông trên đường cũng rất quan trọng. Hiện nay, nhiều người chỉ chọn yếu tố trước mắt là làm sao phải đi cho nhanh nhưng chưa nghĩ tới khi xảy ra hậu quả thì mình phải gánh chịu đầu tiên.
Thứ tư là sự xói mòn về văn hóa giao thông trên đường. Khi xảy ra va chạm, có rất nhiều người cho rằng việc giải quyết kiểu “mạnh thì thắng yếu thì thua” và tư tưởng rất nguy hiểm là hiện nay người ta và đặc biệt là giới trẻ cho rằng va chạm giao thông và ứng xử vô văn hóa là cách thể hiện quyền lực của mình ở trên đường.
24/12/2024 09:45
Phó Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông, Công an TPHCM nói về ứng xử văn hóa trên đường
Tại buổi tọa đàm, em Phương Thảo (sinh viên Đại học Giao thông Vận tải TPHCM) đặt câu hỏi khi tham gia giao thông và vô tình va quẹt với xe máy khác rồi cả hai bên cùng bỏ đi thì mình có bị xử lý gì hay không?
Sinh viên Phương Thảo. |
Trả lời câu hỏi này, Thượng tá Hải cho rằng nếu va chạm không hư hại phương tiện và hai bên cũng không dừng lại để cùng nhau giải quyết thì nữ sinh viên cần rút kinh nghiệm cho bản thân cho những trường hợp sau.
Khi không may xảy ra va chạm, trước tiên chúng ta cần dừng lại hỏi thăm, xem hai bên có bị hư hỏng phương tiện và có bị thương gì hay không rồi tìm hướng giải quyết thì đó mới là cách ứng xử có văn hóa.
24/12/2024 09:59
Nổi nóng nhất thời nhưng hậu quả nặng nề
Nói về hậu qủa của những vụ ẩu đả sau va chạm giao thông, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, nói rằng người thiệt hại đầu tiên là người trực tiếp tham gia vụ việc. Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là không gì bù đắp được.
Hầu hết sinh viên đang được bố mẹ nuôi dưỡng, kinh phí chỉ đủ trang trải mỗi tháng. Nếu sự vụ va chạm xảy ra, các em sẽ bị xử lý với các mức xử phạt cụ thể, điều đó ảnh hưởng đến kinh tế của bản thân, gia đình. Trường hợp bị giữ bằng lái sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại, học tập và các hoạt động khác.
Va chạm giao thông nếu không nhanh chóng giải tỏa hiện trường sẽ gây kẹt xe, ảnh hưởng đến mọi người, khiến lực lượng chức năng phải vào cuộc, ảnh hưởng đến cả cộng đồng. Ý thức và văn hóa của mọi người góp phần tránh được các hệ lụy.
24/12/2024 10:13
Nên sẵn sàng nhận lỗi
Về các giải pháp tuyên truyền để tránh các vụ va chạm giao thông, Thượng tá Hải cho hay tất cả vụ việc tai nạn, xu hướng xảy ra tai nạn, nguyên nhân, đối tượng, thời gian phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông đều được cơ quan chức năng đánh giá rất kỹ.
Cảnh sát Giao thông Công an TPHCM (PC08) đang chủ động triển khai các biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức văn hóa giao thông đến tất cả trường học, cơ quan, doanh nghiệp.
Thượng tá Hải khuyến cáo để tránh rơi vào vòng lao lý, khi xảy ra va chạm giao thông, người dân không nên quá khích. |
Thượng tá Hải khuyến cáo để tránh rơi vào vòng lao lý, khi xảy ra va chạm giao thông, người dân không nên quá khích mà cần nhanh chóng thỏa thuận, giải quyết vụ việc và di chuyển phương tiện, đưa người bị nạn đến nơi an toàn. Nếu xảy ra thương vong cần báo cơ quan chức năng để xử lý sớm nhất.
Cần chụp ảnh, quay phim hiện trường và thu thập các chứng cứ để giúp cơ quan chức năng có thêm thông tin xử lý vụ việc. Không bỏ đi khi chưa có sự đồng ý của các bên liên quan.
"Luôn nhớ rằng phải sẵn sàng nhận lỗi nếu sai. Bạo lực chỉ khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng. Không nên một phút nóng giận để hối hận cả cuộc đời", Thượng tá Hải nhấn mạnh.
24/12/2024 10:16
Đôi lúc xảy ra va chạm giao thông nhỏ lại dẫn đến hành vi “giết người”
Ở góc độ pháp lý, luật sư Trương Văn Tuấn - Văn phòng Luật sư Trạng Sài Gòn, Đoàn Luật sư TPHCM - bày tỏ pháp luật đã có quy định rõ các chế tài những hành vi vi phạm do thiếu kiềm chế trên đường. Trong đó, có thể kể đến các hành vi “cố ý gây thương tích”, “gây rối trật tự công cộng”, “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác”.
Luật sư Trương Văn Tuấn - Văn phòng Luật sư Trạng Sài Gòn, Đoàn Luật sư TPHCM, chia sẻ tại buổi tọa đàm |
Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi mà sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và khung hình phạt đã được quy định rõ.
Luật sư Tuấn cũng nêu trường hợp, đôi lúc xảy ra va chạm giao thông nhỏ lại dẫn đến hành vi “giết người”. Hành vi này có khung hình phạt rất cao, lên đến chung thân hoặc tử hình.
Từ đó, vị luật sư nhắn nhủ: “Hậu quả trong cơn nóng giận bao giờ cũng nghiêm trọng hơn nguyên nhân của nó. Va chạm giao thông là lỗi vô ý, khi chúng ta xảy ra những lỗi vô ý như thế này thì cần bình tĩnh và kiềm chế để giải quyết”.
24/12/2024 10:16
Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng
Nói về tình trạng ẩu đả do áp lực giao thông, ông Đỗ Ngọc Hải - Trưởng phòng Quản lý Khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở GTVT TPHCM - nhận định đây là buổi tọa đàm mang nhiều ý nghĩa thiết thực bởi TPHCM là siêu đô thị với số lượng dân cư khoảng 10 triệu, số lượng phương tiện tăng hàng năm và tăng 7% trong năm 2024.
Trong điều kiện diện tích giao thông rất thấp, TPHCM có nhiều kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình như Metro, hầm chui, mở rộng giao lộ, hệ thống đèn, biển báo giao thông, vạch kẻ đường trước cổng trường, dải phân cách giữa các làn xe… để tăng thêm diện tích đường lưu thông và hạn chế va chạm.
Ngoài ra, ông Hải cũng khuyến cáo người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giải tỏa về việc quá tải diện tích mặt đường như hiện nay cũng như hạn chế tối đa va chạm trên đường.
24/12/2024 10:37
Xin lỗi để xoa dịu căng thẳng
Theo luật sư Tuấn, ở góc nhìn văn hóa xã hội, khi mỗi người chủ động xin lỗi lúc xảy ra va chạm giao thông sẽ xoa dịu được căng thẳng. Tuy nhiên, đôi khi nhiều người không xin lỗi vì nghĩ nếu mở lời là đang nhận sai và phải bồi thường.
"Ở nước ngoài, nhiều người sau khi va chạm có thể xin lỗi ngay cả khi họ không có lỗi, đó như câu cửa miệng. Ở Việt Nam thì việc xin lỗi rất khó khăn. Va chạm giao thông đúng sai chưa rõ nhưng nếu gây hấn, căng thẳng hoặc thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với nhau là vi phạm pháp luật. Xin lỗi không có nghĩa là nhận lỗi, phải bồi thường, đúng sai khi xảy ra va chạm giao thông sẽ được pháp luật phân định", luật sư Tuấn nói.
24/12/2024 16:53
Bài học khi tham gia giao thông