Ôtô đón tín hiệu vui

Ôtô đón tín hiệu vui
Nỗi thất vọng về doanh số bán hàng sụt giảm “thê thảm” của các hãng ôtô trên thị trường trong năm 2012 đang dần qua đi để nhường chỗ cho những kỳ vọng lạc quan hơn vào năm 2013.

Dù doanh số bán hàng trong quý cuối cùng của năm, tháng sau luôn cao hơn tháng trước, nhưng tính chung cả năm 2012, doanh số bán hàng toàn thị trường đã giảm mạnh tới 33% so với năm 2011 và chỉ bán được gần 93.000 xe.

Bỏ lại đằng sau nỗi thất vọng trong năm 2012, các hãng xe trên thị trường đang kỳ vọng vào sự thay đổi của chính sách thuế/phí, cùng với những giải pháp vực dậy nền kinh tế của Chính phủ và các cơ quan chức năng sẽ giúp thị trường ôtô hồi phục.

Dù doanh số bán hàng trong quý cuối cùng của năm, tháng sau luôn cao hơn tháng trước, nhưng tính chung cả năm 2012, doanh số bán hàng toàn thị trường đã giảm mạnh tới 33% so với năm 2011 và chỉ bán được gần 93.000 xe
Dù doanh số bán hàng trong quý cuối cùng của năm, tháng sau luôn cao hơn tháng trước, nhưng tính chung cả năm 2012, doanh số bán hàng toàn thị trường đã giảm mạnh tới 33% so với năm 2011 và chỉ bán được gần 93.000 xe.

Những tín hiệu lạc quan

Trên thực tế, khi nhìn lại diễn biến thị trường ôtô Việt Nam năm 2012 có thể nhận thấy ngoài nguyên nhân khách quan là kinh tế vĩ mô trong nước vẫn còn nhiều bất ổn đã tác động mạnh đến tâm lý tiêu dùng trên toàn thị trường, nguyên nhân chính tác động mạnh đến sự sụt giảm doanh số bán hàng của các hãng xe trên thị trường là do sự thay đổi “chóng mặt” của các chính sách thuế/phí.

Chính vì vậy, khi bước sang năm 2013, dù phí “Bảo trì đường bộ” đã chính thức được thu ngay từ đầu năm nhưng những thông tin giảm thuế trước bạ và không thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ theo đầu phương tiện được phát đi đã tạo thành luồng gió ấm áp cho thị trường ôtô.

Để hiện thực hóa những mục tiêu được đưa ra trong Hội nghị trực tuyến của Chính phủ và các địa phương về triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế, ngân sách năm 2013 hồi cuối năm 2012, ngay trong những ngày đầu năm mới 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.

Trong Nghị quyết, Chính phủ đã nêu rõ sẽ không thực hiện việc thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ theo đầu phương tiện, cùng với đó thuế trước bạ đối với ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi đăng ký lần đầu cũng được điều chỉnh giảm xuống mức chung 10%, các địa phương được điều chỉnh tăng nhưng không vượt quá 50% mức quy định chung. Đối với ôtô đăng ký từ lần thứ 2 trở đi, mức thu chung sẽ giảm xuống 2% và thực hiện thống nhất trên toàn quốc.

Theo các chuyên gia cũng như các doanh nghiệp trên thị trường, những giải pháp trên của Chính phủ được ban hành sẽ là những tín hiệu vui cho thị trường ôtô trong năm nay. Nhìn nhận sự thay đổi về chính sách thuế/phí trên, ông Michael Behrens, Tổng giám đốc Mercedes-Benz Việt Nam cho rằng, thị trường ôtô năm 2013 sẽ khả quan hơn nhưng cạnh tranh cũng sẽ gay gắt hơn.

Phân khúc xe sang trọng tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng khi ngày càng có nhiều người thành công hơn và độ tuổi thành công cũng trẻ hơn, những người này thường mong muốn sở hữu một chiếc xe sang trọng, phù hợp cả trong kinh doanh và cuộc sống hàng ngày.

Còn ông Hồ Khắc Hùng, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần ôtô Tây Bắc cho rằng, những thông tin giảm thuế/phí vừa được Chính phủ phát đi là “tín hiệu vui” cho thị trường ô tô trong bối cảnh cầu tiêu dùng đang sụt giảm mạnh. Đặc biệt, những thông tin này sẽ giúp thị trường ô tô trong năm 2013 có nhiều khởi sắc hơn.

Trong khi đó, ông Laurent Charpentier, Chủ tịch VAMA kiêm Tổng giám đốc Ford Việt Nam lại cho rằng, năm 2013 sẽ vẫn là một năm nhiều khó khăn và thách thức đối với các hãng xe trên thị trường. Mặc dù vậy, một trong những điểm sáng và là cơ hội cho các hãng xe là tiềm năng và nhu cầu thực về ôtô tại Việt Nam vẫn rất cao so với các nước trong khu vực. Khi đời sống của người dân tăng cao, nhu cầu về xe hơi tăng cao cũng là một trong những điều tất yếu.

“Tương lai của Việt Nam còn ở phía trước và chúng tôi hy vọng sẽ có một lộ trình cụ thể và rõ ràng cho việc phát triển ngành ôtô tại Việt Nam. Còn trước mắt, trong năm 2013, tôi hy vọng doanh số toàn thị trường có thể tăng nhẹ so với 2012 ở mức 100.000 xe, tương đương với mức tăng trưởng bán hàng là 8%”, ông Laurent Charpentier đưa ra dự báo.

Cần sự ổn định từ chính sách

Thời điểm mở cửa hoàn toàn đối với công nghiệp ôtô sắp đến khi chỉ còn 5 năm nữa, thuế nhập khẩu ôtô sẽ về mức 0%. Bởi theo cam kết của các thành viên AFTA, thuế nhập khẩu với ôtô trong khối ASEAN sẽ giảm xuống chỉ còn 0 - 5% vào năm 2018.

Thời gian đang đến gần nhưng với những động thái chưa thật sự rõ ràng cùng với sự thay đổi “chóng mặt” của chính sách thuế/phí từ Chính phủ và các bộ ngành có liên quan đang khiến không ít nhà đầu tư nản lòng.

Ông Laurent Genet, Tổng giám đốc Audi Việt Nam chia sẻ, việc tiếp tục xem ôtô là một sản phẩm xa xỉ để đánh thuế sẽ dẫn tới các chính sách ngược với hành động giải cứu ngành công nghiệp ôtô. Nếu những khó khăn hiện tại không được tháo gỡ bằng các biện pháp hỗ trợ thích hợp, một số nhà lắp ráp, nhà nhập khẩu và nhà phân phối ở Việt Nam sẽ phải đối mặt với các chi phí tăng cao. Chi phí cho các hoạt động tài chính với lãi suất quá cao có thể dẫn đến việc quá sức chịu đựng của các doanh nghiệp.

Thật không may, khó khăn này đang hiện hữu tại các doanh nghiệp có lượng xe tồn kho ngày càng tăng. Chính phủ cũng đang cố gắng bù đắp ngắn hạn các khoản thu thuế bị thâm hụt bằng cách thu nhiều thuế hơn từ số lượng người đóng thuế đang giảm dần nhưng chính điều đó sẽ chỉ mang tới những kết quả ngược và tạo ra những nguy hại cho các bên... Khi thị trường trở nên khó khăn, cách phát triển dài hạn là cần nới lỏng chính sách thuế hơn cho những người mua xe ôtô.

Trong khi đó, ông Laurent Charpentier cho rằng, để phát triển được thị trường ôtô, cần hơn hết là một khung chính sách ổn định, dài hạn và hợp lý. Việc lên kế hoạch đầu tư hay sản xuất thường phải tính tối thiểu trong 5 năm và việc dự đoán thị trường không thể thay đổi thường xuyên và thất thường.

Còn theo ông Yoshihisa Maruta, Tổng giám đốc Toyota Việt Nam, để ngành công nghiệp ôtô có thể phát triển ổn định và thành công, điều hết sức quan trọng là việc đảm bảo thi hành chính sách quản lý ổn định, rõ ràng và nhất quán. Trong đó các biện pháp thuế và phí cần được xem xét và cân nhắc kỹ càng, đảm bảo lộ trình thực thi công khai, hiệu quả, được đa số nguời dân đồng thuận và ủng hộ.

Lúc này rất cần sự phối hợp mang tính liên ngành, chặt chẽ và có trách nhiệm giữa các bộ ngành liên quan trong việc nghiên cứu và đề xuất chính sách với các giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm đảm bảo sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô, công nghiệp hỗ trợ, đồng thời đáp ứng nhu cầu đi lại và mong muốn của người dân trong tiến trình phát triển đi lên của đất nước, nhất là khi Việt Nam bước vào quá trình phổ cập xe hơi kể từ năm 2020 trở đi.

“Tôi nghĩ rằng 2018 sẽ là một dấu mốc đối với Việt Nam khi chuyển sang giai đoạn xã hội hóa xe hơi. Tại thời điểm đó, những cam kết AFTA bắt đầu đi vào hiệu lực, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ các nước ASEAN giảm xuống còn 0% sẽ khiến tỷ lệ xe nhập khẩu nguyên chiếc tăng lên. Chỉ những nhà sản xuất ôtô nội địa đủ mạnh và có sự chuẩn bị kỹ càng mới “sống sót”, những nhà sản xuất còn lại sẽ chuyển sang phân phối xe nhập khẩu”, ông Yoshihisa Maruta chia sẻ.

Trong khi các chính sách thuế/phí vẫn chưa cho thấy sự ổn định, thì mới đây Bộ Công Thương cho biết Bộ này đã hoàn chỉnh đánh giá và xây dựng một đề án mới về chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô, xe máy Việt Nam trên cơ sở rút kinh nghiệm từ thực trạng của ngành thời gian qua.

Theo chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, trong quy hoạch mới này, nhu cầu tiêu thụ nội địa được đặt lên ưu tiên hàng đầu với việc xác định rõ các phân khúc thị trường cũng như sản phẩm, đồng thời có tính đến các yếu tố đóng góp khác để phục vụ mục tiêu tổng thể của nền kinh tế.

Đi cùng với đó là các cơ chế chính sách về thuế, về phát triển nguồn nhân lực, tín dụng, công nghệ hay các chính sách xây dựng chuỗi sản xuất cũng như ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển công nghiệp ôtô.

Đặc biệt một lộ trình giảm thuế ổn định và có tính xuyên suốt, dự báo được lộ trình từ nay đến năm 2018 để các doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch tổng thể, dài hơi cho sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Nếu quy hoạch trên được phê duyệt và được các bên thực hiện nghiêm túc, có lẽ sẽ là giải pháp tốt cho thị trường ôtô Việt Nam trong lúc này.

Theo Ngô Minh
VnEconomy

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.