1. Vua Duy Tân lên ngôi năm bao nhiêu tuổi?
-
icon
7
-
icon
6
-
icon
8
Đáp án B. Sau khi vua Thành Thái bị đưa đi đày ở Vũng Tàu, thực dân Pháp và triều Nguyễn bàn bạc việc lập người kế vị. Lúc này, Pháp chỉ muốn có một ông vua làm bù nhìn nên chọn một vị vua càng nhỏ tuổi càng tốt. Vua Thành Thái tuy bị người Pháp ghét nhưng không có tội gì, chỉ bị phế truất vì viện lý do bệnh tật nên con vua vẫn có quyền thừa kế ngôi báu. Viên Khâm sứ Pháp Lévecque đề nghị Viện Cơ mật cho dẫn các hoàng tử của vua Thành Thái tới để lựa chọn. Các quan đọc đến hoàng tử nào thì người đó lên để phía Pháp nhận mặt. Các hoàng tử có mặt đầy đủ, duy chỉ hoàng tử út Vĩnh San khi đó mới 7 tuổi đang chui dưới gầm giường bắt dế khiến mọi người nháo nhào đi tìm. Theo lẽ thường, ngôi báu phải được trao cho con trưởng của vua Thành Thái. Nhưng vì mưu đồ, viên Khâm sứ đã chọn Vĩnh San, người nhỏ tuổi nhất, lại có vẻ ốm yếu, ngờ nghệch lên làm vua. Ngày 28/7/1907 (năm Đinh Mùi), hoàng tử Nguyễn Phúc Vĩnh San, 7 tuổi, chính thức lên làm vua, lấy niên hiệu là Duy Tân. Vĩnh San là con của vua Thành Thái với bà Tài nhân Nguyễn Thị Định, sinh ngày 26/8 năm Canh Tý (tức 9/9/1900). Khi lên ngôi, triều đình xin tăng cho vua một tuổi. Bởi vậy, sử sách thường ghi chép ông lên ngôi năm 8 tuổi. Cuốn Chuyện những ông hoàng triều Nguyễn ghi chép, khi đó áo quần chưa kịp may, Vĩnh San phải quàng chiếc áo long bào của Thành Thái có đủ cân đai nặng đến 5 kg. Mặc áo vào, nhà vua đi không nổi phải ngồi một chỗ.
2. Ngay ngày đầu tiên làm vua, Duy Tân đã tỏ thái độ chứng minh việc Pháp chọn ông là sai lầm. Điều này đúng hay sai?
-
icon
Đúng
-
icon
Sai
Đáp án A. Được chọn vì tuổi nhỏ, trông có vẻ ngờ nghệch, ốm yếu nhưng ngay sau lễ tôn vương một ngày, hoàng tử út Vĩnh San đã tỏ thái độ khác hẳn. Ông không hề có một cử chỉ sợ Tây. Ông nói năng đúng khẩu khí vương quyền. Tiếp Toàn quyền Đông Dương và Khâm sứ Trung Kỳ, ông nói thẳng bằng tiếng Pháp. Khi chọn niên hiệu, hoàng tử Vĩnh San lấy chữ “Duy Tân”. Người Pháp khi ấy muốn dân An Nam mãi lạc hậu để dễ bề cai trị mà Vĩnh San lên ngôi lấy hai chữ “Duy Tân” thì đó là thách thức với thực dân. Một nhà báo tường thuật buổi lễ tôn vương này chưa tiên đoán được cụ thể những hành vi chống Pháp của vua Duy Tân sau này, nhưng đã cảm nhận ra được sự nhầm lẫn của thực dân Pháp khi chọn Vĩnh San làm vua nước Nam. Ông đã kết thúc bài báo bằng câu tiếng Pháp tạm dịch là “Một ngày trên ngai vàng đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của một cậu bé”.
3. Tuy có xu hướng chống Pháp nhưng vua Duy Tân không bao giờ thể hiện bằng lời nói. Điều này đúng hay sai?
-
icon
Sai
-
icon
Đúng
Đáp án B. Càng lớn, vua Duy Tân càng có những lời nói và cử chỉ tỏ rõ ý chí chống Pháp, khát vọng đánh đuổi Pháp ra khỏi đất nước mình. Điều này khiến các quan đại thần thân cận không khỏi lo ngại. Sách Gần 400 năm vua chúa triều Nguyễn có ghi chép thường năm, nhà vua và Hoàng mẫu đều ra nghỉ mát tại Cửa Tùng. Những ngày nắng đẹp, vua thường ra bãi biển tắm, sau đó chơi trò xây lâu đài cát. Một lần, vua vừa xây xong một thành lũy, quan thị vệ bưng chậu nước tới cho vua rửa tay. Vua Duy Tân chỉ vào thành lũy nhìn viên quan thị vệ hỏi “Tay nhớp dùng nước rửa, thế nước nhớp thì lấy gì rửa”? Viên quan thị vệ hiểu ý nên không dám thốt ra lời nào, chỉ ấp úng. Vua Duy Tân liền nói “Nước nhớp thì chỉ có cách lấy máu rửa mà thôi”. Có lần vua hỏi Hồ Đắc Trung, Thượng thư bộ Học “Thầy nghĩ sao về việc người Pháp đô hộ ta”? Trung tâu “Chúng ta bị trị còn biết nói gì nữa! Xin Hoàng thượng thận trọng, cố gắng học hành, đường còn dài, còn nhiều vận hội mới”.
4. Giữa lúc nhà vua cảm thấy cô đơn cùng cực trên ngôi báu, Việt Nam Quang phục hội lên kế hoạch để liên lạc với nhà vua. Ai là người được giao tổ chức kế hoạch này?
-
icon
Cả Thái Phiên và Trần Cao Vân
-
icon
Thái Phiên
-
icon
Trần Cao Vân
Đáp án C. Tổ chức Việt Nam Quang phục hội do Phan Bội Châu thành lập năm 1912 đã có những hoạt động chống Pháp mạnh mẽ. Biết được vua Duy Tân cũng có hoài bão độc lập tự cường, Việt Nam Quang phục hội muốn tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của vua để hoạt động chống Pháp được diễn ra hữu hiệu hơn. Hai chí sĩ là Thái Phiên và Trần Cao Vân được giao tổ chức kế hoạch này. Để được tiếp cận vua, Thái Phiên và Trần Cao Vân lên kế hoạch bỏ ra một khoản tiền lớn tìm cách cho viên lái xe của vua Duy Tân xin nghỉ việc, sau đó giới thiệu Phan Hữu Khánh, một hội viên của Quang phục thế vào. Trong một lần đi cùng nhà vua, Phan Hữu Khánh đã dâng lên vua lá thư của Việt Nam Quang phục hội. Nội dung lá thư nói về sự cơ cực của nhân dân, kể tội ác giặc Pháp đã gieo rắc trên đất nước và bày tỏ nguyện vọng của nhân dân nhất quyết đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm. Bức thư có đoạn: “Kia Mỹ quốc dòng giống rợ đen năm mươi năm còn có thể tự cường, huống chi ta con cháu tiên rồng, 25 triệu nỡ đành hèn yếu. Trời sinh vua thông minh, chính trực, có chí cử binh chống Pháp. Đất sinh người tài giỏi, có quyền đuổi giặc thương dân”! Vua Duy Tân xem xong thư rất xúc động, nói với Phan Hữu Khánh sớm tổ chức cho gặp gấp những người đã gửi phong thư để bàn việc lớn. Phan Hữu Khánh mừng rỡ quỳ xuống bái tạ. Vua Duy Tân vội đỡ lên mà bảo rằng “Lẽ ra trẫm còn phải cảm ơn nhà ngươi, sao người cần phải bái tạ trẫm”. Không lâu sau, Thái Phiên và Trần Cao Vân giả làm người đi câu ở Hậu Hồ sau Đại Nội. Theo kế hoạch được vạch ra trước đó, vua Duy Tân cũng đến đây câu. Cuộc gặp mặt giữa hai bên diễn ra bí mật. Hai bên tỏ ra kính phục nhau, cùng thảo luận tình hình quốc nội và hải ngoại, thống nhất kế hoạch khởi nghĩa.
5. Cuộc khởi nghĩa lật đổ chính quyền bảo hộ theo kế hoạch của vua Duy Tân, Thái Phiên và Trần Cao Vân diễn ra ngày nào?
-
icon
3/5/1916
-
icon
1/5/1916
-
icon
2/5/1916
Đáp án C. Ngày 3/5/1916, cuộc khởi nghĩa chống Pháp theo kế hoạch của vua Duy Tân và Việt Nam Quang phục hội bắt đầu. Lực lượng chủ yếu là một số lính Việt bị Pháp bắt dồn về Huế chuẩn bị đưa sang Pháp làm lính đánh thuê trong các trận chiến Pháp - Đức và lính khố xanh, khố đỏ trong kinh thành. Trước đó đêm 2/5, vua Duy Tân đầu đội khăn đen, mình mặc áo đỏ sẫm, quần vải rời khỏi Hoàng thành ra điểm hẹn Phu Văn Lâu. Một chiếc thuyền đưa vua Duy Tân theo dòng Bạch Hổ rồi ngược sông Lợi Nông để đến một ngôi nhà nằm bên mé sông. Thật không may, trước đó hai hôm, một thành viên trong lực lượng nổi dậy đã làm lộ tin. Chiều 2/5, thực dân Pháp ra lệnh thu hết súng của các trại lính Việt, cấm trại không cho lính Việt nào ra ngoài. Vua Duy Tân được hai vị Trần Quang Siêu và Tôn Thất Đề hộ vệ đến làng Hà Trung để chờ nghĩa quân phát pháo hiệu báo thành công, nhưng đến 3h sáng vẫn không thấy động tĩnh gì. Ban chỉ huy khởi nghĩa biết việc đã bị bại lộ, vội đưa vua Duy Tân ngược thuyền lên miền núi Tây Nam, trụ tại xóm Ngũ Tây, thôn An Cựu, Thừa Thiên. Nhưng mọi việc không qua được mắt tay sai Pháp. Sáng 6/5, vua Duy Tân và hai thủ lĩnh Thái Phiên, Trần Cao Vân cùng nhiều chí sĩ cách mạng bị bắt. Tòa Khâm sứ Pháp chỉ thị cho Viện Cơ mật phải nhanh chóng xét xử thật nặng tất cả người liên quan đến cuộc binh biến, kể cả nhà vua.
6. Ai là người được Viện Cơ mật giao thảo bản án cho vua Duy Tân và các chí sĩ yêu nước?
-
icon
Thượng thư bộ học Hồ Đắc Trung
-
icon
Thượng thư bộ học Cao Xuân Dục
-
icon
Thượng thư bộ lại Nguyễn Hữu Bài
Đáp án B.Khi nhận được chỉ thị từ Tòa Khâm sứ Pháp yêu cầu xét xử thật nặng tất cả người liên quan đến cuộc binh biến, Viện Cơ mật đã giao cho Thượng thư bộ Học Hồ Đắc Trung thảo bản án. Ngồi trong ngục, Trần Cao Vân được biết tin này, đồng thời biết Hồ Đắc Trung có lòng trung, bất đắc dĩ mới phải làm việc này nên tìm cách gợi ý Hồ Đắc Trung đổ tội hết cho các chí sĩ để nhẹ án cho vua. Hồ Đắc Trung làm theo. Bản án thảo ra, Trần Cao Vân, Thái Phiên, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu đều phải tử hình. Nhà vua được xem trẻ người non dạ, bị nghĩa quân lôi kéo nên không bị kết án. Quân Pháp nhiều lần muốn thỏa hiệp nhưng vua Duy Tân nhất quyết chống Pháp. Biết không thể thỏa hiệp, chúng tiếp tục thực hiện chính sách dành cho những nhà vua bị phế truất - đi lưu đày.
7. Trong thời gian bị lưu đày, vua Duy Tân đã lấy một phụ nữ gốc Pháp và sinh được 4 người con. Điều này đúng hay sai?
-
icon
Đúng
-
icon
Sa
Đáp án A. Vua Duy Tân cùng vua cha Thành Thái bị đày sang đảo Réunion ở châu Phi. Những người được phép đi theo vua Duy Tân trong chuyến lưu đày là hoàng mẫu Nguyễn Thị Định, hoàng phi Mai Thị Vàng và em ruột Mệ Cưởi. Do không hợp khí hậu trên đảo nên hoàng phi Mai Thị Vàng bị sẩy thai và sau đó không sinh con được nữa. Vua Duy Tân khuyên bà trở về quê hương để giữ gìn sinh thể. Năm 1921, bà Mai Thị Vàng về Việt Nam, sống một mình đến cuối đời. Sáu năm sau, vua Duy Tân cưới thiếu nữ Fernande Antier, con gái một gia đình gốc Pháp và sinh được hoàng nữ là Rita Suzy Georges Vĩnh San và ba hoàng tử là Guy Georges Vĩnh San, Yves Claude Vĩnh San và Joseph Roger Vĩnh San. Tại chốn lưu đày, vua Duy Tân phải trải qua những tháng ngày vô cùng vất vả. Bị cách ly khỏi phong trào chống Pháp ở quê nhà nhưng khi nào vua Duy Tân cũng ôm ấp trong lòng niềm cay đắng về một dân tộc bị xâm lược. Ông còn đau xót hơn khi biết vị vua kế vị mình chỉ là con rối của Pháp - vua Khải Định. Niềm hy vọng được trở về quê hương vẫn luôn cháy rực trong lòng vị vua ở chốn lưu đày.
8. Khi ở Đảo La Réunion, Vua Duy Tân được đề nghị bỏ trốn mấy lần
-
icon
4
-
icon
5
-
icon
6
Đáp án A. Trong Di chúc Chính trị của Vĩnh San – Duy Tân, đăng trên nhật báo Combat của Pháp ngày 16/7/1947, có đoạn: “Điều mà tôi mong muốn là tất cả các con dân Việt Nam ý thức được họ là một quốc gia và ý thức ấy sẽ thúc đẩy họ dựng nên một nước xứng danh là quốc gia”. Cả ông Georges (trưởng nam của Vua Duy Tân ) và bà Suzy (Trưởng nữ của vua Duy Tân) đều cho rằng, lúc ở La Réunion, vua Duy Tân luôn nuôi hy vọng trở về Việt Nam để làm được một điều gì đó cho đất nước. “Có ít nhất 4 lần được người ta đề nghị cùng trốn khỏi đảo để trở về Việt Nam nhưng ông đều từ chối, bởi người muốn về một cách công khai, đàng hoàng”.
9. Vua Duy Tân say mê cái gì nhất?
-
icon
Vô tuyến điện
-
icon
Cưỡi ngựa
-
icon
Đá bóng
Đáp án C. Vua Duy Tân rất say mê chơi thể thao, rèn luyện sức khỏe và học tập không ngừng để mở mang trí tuệ. Nhưng niềm say mê lớn nhất của ông chính là vô tuyến điện. Bởi ngành kỹ thuật này không chỉ giúp ông nuôi sống cả gia đình mà còn là phương tiện duy nhất giúp ông liên lạc được với thế giới bên ngoài. Rất tinh thông trong ngành vô tuyến điện nhờ đã tự học thêm, ông có viết nhiều bài kỹ thuật trong các báo chuyên môn và tiếp xúc với nhiều chuyên viên vô tuyến nghiệp dư các nước khác qua tín hiệu FR8VX. Ngay chính quyền địa phương ở La Réunion cũng nhờ ông dựng một đài thu phát cho đảo. Nhờ có máy mạnh, ông đã bắt được những đài quốc tế, từ Delhi, Sài Gòn qua Tokyo, Melbourne, ngay cả những đài bên Mỹ. Lập tức ông nối liên lạc với nước Pháp tự do và tìm cách chuyển tin cho quân đội Pháp chưa đến đảo. Nhờ ông mà nhóm người kháng chiến ở đảo theo dõi được diễn biến của cuộc thế chiến thứ hai và nhất là những bước tiến của quân Đồng Minh. Ông trở thành linh hồn của nhóm kháng chiến ở đảo. Vụ việc đổ bể, ông bị nhà cầm quyền La Réunion (lúc đó theo Chính phủ Vichy) bắt giam sáu tuần, từ ngày 7 tháng 5 đến ngày 19 tháng 6 năm 1942.
10. Vua Duy Tân đã từng nhập ngũ?
-
icon
Đúng
-
icon
Sai
Đáp án A. Khoảng tháng 11/1942, ông nhập ngũ với quân hàm hạ sĩ vô tuyến. Gia nhập bộ binh Pháp dưới quyền của tướng Catroux với cấp bậc binh nhì. Một thời gian sau, ông được thăng lên chuẩn úy rồi sang châu Âu. Ngày 5 tháng 5 năm 1945, vua Duy Tân được lệnh chuyển về phòng Quân sự của tướng Charles De Gaulle ở Paris. Ngày 20 tháng 7 năm 1945, ông được đưa qua phục vụ tại Bộ tham mưu của Sư đoàn 9 Bộ binh Thuộc địa đóng ở Forêt Noire, nước Đức. Ngày 29 tháng 10 năm 1945, tướng Charles de Gaulle ký một sắc lệnh hợp thức hóa những sự thăng cấp liên tiếp cho ông trong Quân đội Pháp: Thiếu úy từ 5 tháng 12 năm 1942, Trung úy từ 5 tháng 12 năm 1943, Đại úy tháng 12 năm 1944 và Thiếu tá ngày 25 tháng 9 năm 1945. Một ông vua đã từng nổi dậy chống chính quyền thuộc địa Pháp thống trị nước ông, bây giờ lại chạy theo ông tướng lưu vong Charles De Gaulle muốn giải phóng nước Pháp khỏi cuộc chiếm đóng của phát xít Đức khiến nhiều người xem đây là một trường hợp oái ăm, một trong những mâu thuẫn lớn nhất trong đời Hoàng thân Vĩnh San.
11. Vua Duy Tân qua đời vì lí do gì?
-
icon
Rơi máy bay
-
icon
Bị ốm
-
icon
Bị kết án tử hình
Đáp án B. Trong thời gian lưu đày, mặc dù vua cha Thành Thái chủ trương bất hợp tác với Pháp để giữ khí tiết nhưng vua Duy Tân vẫn muốn gần Pháp để tìm cách quay lại đất liền đấu tranh chống Pháp. Nhiều lần vua Duy Tân muốn tham gia quân đội Pháp nhưng đều bị từ chối vì được cho là khó mua chuộc, lập mưu đồ rời khỏi đảo để tái lập ngôi báu. Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, nước Pháp phải đương đầu với Đức quốc xã. Tướng De Gaulle kêu gọi kháng chiến. Duy Tân gia nhập quân đội và đến năm 1945 ông đã được thăng đến cấp thiếu tá. Sau đó, De Gaulle ủng hộ cựu hoàng về Việt Nam tham gia chính sự. Trước khi về nước, cựu hoàng đáp máy bay từ Pháp về đảo Réunion để thăm các con. Bà Fernande Antier, vợ Duy Tân kể lại “Được tin cựu hoàng sẽ về thăm nhà, cả gia đình chúng tôi ngồi trông, nhưng sau đó không thấy ngài về. Chúng tôi đánh điện hỏi khắp các sân bay nằm trên đường bay từ Paris về Réunion. Đến chiều hôm sau, chúng tôi đau đớn nhận tin: cựu hoàng đã tử nạn”. Trên đường đến đảo, máy bay đã đâm vào một ngọn núi và rơi gần làng Bassako, thuộc phân khu M’Baiki, Cộng hòa Trung Phi. Hôm ấy là ngày 26/12/1945. Thi thể vua Duy Tân được an táng tại nghĩa trang công giáo M’Baiki. 42 năm sau, vào tháng 4/1987, hài cốt của ông mới được con cháu mang về Huế và an táng trong khu vực An Lăng, bên cạnh mộ vua cha Thành Thái.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm