1. Ông vua nào bị cho là bị trĩ giai đoạn 4 vì hoang dâm?
-
icon
Lê Long Đĩnh
-
icon
Lê Uy Mục
-
icon
Lê Tương Dực
A là đáp án đúng. Lê Long Đĩnh (986 – 1009) là vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê trong lịch sử Việt Nam. Trong chính sử, ông được mô tả là người bạo – ngược, tính hay chém giết, ác bằng Kiệt, Trụ ngày xưa. Sử sách chép rằng, sau khi Lê Hoàn mất vào tháng 3 năm 1005, Lê Long Đĩnh cùng các hoàng tử: Ngân Tích, Long Kính, Long Cân tranh giành ngôi vua với Thái tử Lê Long Việt. Đến tháng 10 năm 1005, Lê Ngân Tích bị giết, Long Việt lên ngôi. Tuy nhiên, chỉ ba ngày sau đó, Lê Long Đĩnh đã giết anh và giành ghế thiên tử, tự xưng là Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng đế. Ông nổi danh vì những thú vui tàn ác như: tra tấn tù binh hoặc với những tội nặng hay nhẹ của tù nhân, vị vua này luôn nghĩ đến những trò hành hạ tàn độc nhất, bằng các cách thức man rợ nhất nên mới được so sánh với Kiệt, Trụ ngày xưa … Việc lấy rơm tẩm dầu quấn vào người, rồi đốt sống … hay bỏ vào sọt, đem thả xuống sông là điều thường thấy hàng ngày. Độc ác hơn, nhà vua còn lấy mía để lên đầu nhà sư mà róc vỏ, khi thấy dao bổ vào đầu sư chảy máu ra vua lăn ra cười sặc sụa. Ông được mô tả là vị vua hoang dâm vô độ, đến mức bị mắc bệnh trĩ, không thể ngồi được, phải nằm để thiết triều, nên bị gán cho biệt danh " Ngọa Triều Hoàng Đế". Theo y học hiện đại, bệnh trĩ ở giai đoạn mà bệnh nhân phải nằm là ở giai đoạn 4, là giai đoạn rất nặng chỉ có thể chữa bằng phương pháp phẫu thuật, điều không thể thực hiện ở Việt Nam thời phong kiến. Phải chăng, đó là lý do khiến ông vua này qua đời rất sớm, ở tuổi 23?
2. Lê Uy Mục - ‘vị vua tàn bạo’ giữ ngôi được mấy năm?
-
icon
4
-
icon
3
-
icon
5
B là đáp án đúng. Lê Uy Mục (1488 –1509) có tên húy Lê Tuấn, là vị vua thứ 8 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Lên ngôi từ năm 17 tuổi, ông được xem là một vị hoàng đế tàn bạo và hoang dâm, đẩy triều Lê vào tình trạng hỗn loạn. Theo sử sách ghi lại, Uy Mục là một vị vua ăn chơi vô độ … ngay từ khi lên ngôi, ông đã nổi tiếng ham mê rượu chè, gái đẹp và giết người ít vị vua nào sánh bằng. Ông cũng nổi tiếng tàn bạo khi giết hại nhiều người vô tội. Khi mới lên làm vua, Uy Mục đã giết tổ mẫu là bà Thái hoàng Thái hậu, giết quan Lễ bộ Thượng thư là Đàm Văn Lễ và quan Đô ngự sử là Nguyễn Quang Bật vì những người này từng phản đối việc đưa ông lên ngôi. Theo sử sách, tuy mới 20 tuổi, Lê Uy Mục đã có một thú vui tình dục rất man rợ. Đêm nào, ông cũng gọi các phi tần, cung nhân vào uống rượu say sưa, hành lạc vô độ. Khi say, ông giết luôn cả cung nhân vừa được mình ôm ấp. Ai cũng kinh sợ Lê Uy Mục, nhưng vì uy quyền tối thượng và sự tàn nhẫn của vua, nên không dám lên tiếng. Do chỉ mê hưởng lạc, Lê Uy Mục đã bỏ bê triều chính, mặc cho bọn hoạn quan và bên họ ngoại khuynh đảo, lộng hành… Hậu quả là một số người trong tôn thất và triều thần đã làm loạn, dẫn đến việc Giản Tu Công Lê Oanh lật đổ và giết chết vị hôn quân này sau 4 năm ở ngôi.
3. Vị vua thời Hậu Lê nào có thú vui bắt mỹ nữ khỏa thân chèo thuyền?
-
icon
Lê Tương Dực
-
icon
Lê Chiêu Tông
-
icon
Lê Túc Tông
C là đáp án đúng. Lê Tương Dực (1495 – 1516) là vị vua thứ 9 của nhà Hậu Lê. Ông lên ngôi sau khi giết bỏ Lê Uy Mục – vị vua được người đời mệnh danh là “Vua Quỷ”. Theo sử sách, Lê Tương Dực vốn là người có tư chất thông minh. Lúc mới lên ngôi ông cũng ban hành giáo hóa, thận trọng hình phạt, biết nghe lời phải trái, được coi là có công trạng với đất nước. Nhưng càng về sau, Lê Tương Dực càng chơi bời xa xỉ truỵ lạc, bỏ bê việc nước. Tương truyền, vua đã cho đóng chiến thuyền bắt con gái khỏa thân chèo chơi ở hồ Tây. Tháng 5/1514, nghe lời của Hiệu uý Hữu Vĩnh, Lê Tương Dực giết chết 15 vương công, cho gọi các cung nhân của triều trước vào cung để gian dâm. Vì hoang dâm như thế, cho nên sứ nhà Minh sang trông thấy vua, bảo rằng Tương Dực có tướng lợn. Nên mọi người ngoài và dân chúng gọi ông là “Vua Lợn”. Lê Tương Dực hoang chơi khiến triều chính hết sức rối loạn, loạn lạc xảy ra khắp nơi trong cả nước. Do can gián vua không được mà còn bị phạt đánh bằng trượng, nguyên Quận công Trịnh Duy Sản đã giả mượn tiếng đi đánh giặc để đem binh vào cửa Bắc Thần giết vua Tương Dực, chấm dứt 7 năm cầm quyền của “Vua lợn” này.
4. Vua nhà Mạc nào tan nát cơ đồ vì dâm dục, bị chúa Trịnh chém đầu bêu ngoài chợ 5 ngày?
-
icon
Mạc Mậu Hợp
-
icon
Mạc Phúc Hải
-
icon
Mạc Phúc Nguyên
A là đáp án đúng. Mạc Mậu Hợp (1562 – 1592) là vị vua thứ 5 của nhà Mạc thời Nam Bắc triều trong lịch sử Việt Nam. Sử cũ chép rằng, Mậu Hợp là người sống xa hoa, kiêu ngạo, hay nghe xiểm nịnh, thường ít lắng nghe lời bàn luận, khuyên can của các bậc lương thần. Đặc biệt, ông là người rất hoang dâm hiếu sắc. Chính điều này là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự suy vong của cơ nghiệp nhà Mạc. Để thỏa mãn dục vọng, Mạc Mậu Hợp đã không ngần ngại “mưu giết bề tôi, đoạt mỹ nhân”. Cụ thể, do thích vợ của viên trấn thủ Nam đạo Sơn quận công Bùi Văn Khuê, ông đã lên kế hoạch giết danh tướng này để cướp vợ. Kế hoạch bị đổ bể khiến Bùi Văn Khuê đem quân quay sang quy phục vua Lê và chúa Trịnh Tùng. Theo gương Bùi Văn Khuê, hơn 10 tướng nhà Mạc cũng bỏ Mạc Hậu Hợp để chạy sang phe Lê – Trịnh. Điều này khiến quân Mạc suy yếu nghiêm trọng và bị quân Trịnh Tùng đánh tan sác sau đó không lâu. Mạc Mậu Hợp phải bỏ kinh thành trốn chạy nhưng không thoát, cuối cùng đã bị Trịnh Tùng treo sống 3 ngày rồi chém đầu tại bãi cát Bồ Đề, sau đó đem đóng đinh vào 2 con mắt, bêu ra ngoài chợ 5 ngày.
5. Chúa ăn chơi dâm loạn Trịnh Giang bị mắc bệnh sợ gì?
-
icon
Sợ nghe tiếng sấm sét
-
icon
Sợ Nước
-
icon
Sợ lửa
C là đáp án đúng. Trịnh Giang lên ngôi chúa vào tháng 10 năm 1729, ngay sau khi Trịnh Cương qua đời. Do không tha thiết đến việc chính sự, nên năm 1736, Trịnh Giang phong cho Trịnh Doanh lúc đó mới 17 tuổi làm Tiết chế thủy bộ chủ quân, chức Thái úy, tước Ân Quốc công, cho mở phủ Lượng Quốc. Mỗi tháng ba lần, Trịnh Doanh thay Trịnh Giang triều kiến trăm quan ở Trạch Các để nghe tâu trình công việc. Nổi tiếng là mê đàn bà từ nhỏ. Vậy nên, ngay khi lên nắm quyền chúa, Trịnh Giang đã sớm sử dụng quyền lực của mình để có thể hưởng lạc ái ân. Tất nhiên, ngay sau đó, Trịnh Giang sớm nổi tiếng về thói ăn chơi dâm loạn không chừng mực. Càng về sau, Trịnh Giang càng có nhiều biểu hiện kỳ dị trong sinh hoạt tình dục. Để phục vụ cho việc ăn chơi, hưởng lạc của mình, chúa Trịnh Giang đã cho xây dựng nhiều cung quán, chùa chiền rất nguy nga và tốn kém … Hằng ngày, các hoạn quan phải lựa ra một người đẹp trong số các cung nữ hoặc bắt cóc các dân nữ sống trong khu vực, tắm cho sạch sẽ rồi bỏ vào bao tải lớn, vác vào phòng chúa Trịnh Giang. Đêm ấy và nhiều đêm nữa, người đẹp này sẽ được chúa “ân sủng” theo ý thích. Việc đam mê đàn bà của chúa Trịnh Giang không chỉ dừng lại ở đó. Để thỏa mãn nhu cầu dâm loạn của mình, chúa Trịnh Giang còn từng tư thông với vợ lẽ của cha mình. Chuyện này bị bà Vũ Thái phi phát giác. Bà ép Kỳ Viên phi Đặng Thị phải tự tử. Một hôm, chẳng hiểu vì sao Trịnh Giang bị sét đánh gần chết, nhân đó mà mắc bệnh “kinh quý”, hễ nghe có sấm sét là kinh hồn bạt vía. Bọn hoạn quan liền nói với Trịnh Giang rằng, nguyên do chẳng qua vì dâm dục thái quá nên bị ác báo, muốn chữa, chỉ có cách … đào hầm làm nhà ở dưới đất sét không thấy mà đánh nữa … Trịnh Giang nghe qua hữu lý,bèn dựng cung Thưởng Trì sâu dưới để ở, không dám đi ra ngoài như trước nữa.
6. Vua ‘hèn’ Trần Phế Đế là vị vua thứ mấy thời nhà Trần?
-
icon
10
-
icon
8
-
icon
9
C là đáp án đúng. Trần Phế Đế (1361 – 1388) là vị vua thứ 10 của nhà Trần. Lên nắm quyền trong buổi hoàng hôn của triều đại này, sự bất lực và nhu nhược của ông khiến tình hình càng trở nên không thể cứu vãn. Trong thời gian trị vì của Trần Phế Đế, thế lực nhà Trần đã tụt dốc thảm hại, tạo điều kiện cho giặc Chiêm Thành tràn vào cướp phá, chiếm được cả thành Thăng Long trong một thời gian. Tuy vậy, vua không mấy quan tâm đến chuyện chống giặc mà chỉ lo đem của cải đi cất giấu. Năm 1381, Phế Đế mở khoa thi Thái học sinh … song từ đó lại lựa chọn những người khỏe mạnh để gia nhập quân đội. Việc làm kỳ lạ này đã làm mất lòng dân, nản lòng binh sĩ. Không những vậy, triều đình còn tiếp tục cho tăng sưu thuế, để cứu kho tàng trống rỗng vì chiến tranh… Bắt mỗi suất đinh đóng 3 quan tiền thuế khiến cho nhân dân ngày càng thống khổ. Cùng với Thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông, vua đã để cho Hồ Quý Ly lộng hành, dẫn đến sự sụp đổ từng bước của nhà Trần. Mặc dù sau đó Phế Đế đã tỉnh ngộ và nhận ra mối hiểm họa từ Hồ Quý Ly, nhưng chính điều này đã dẫn đến cái chết tức tưởi của ông khi cha ông là Trần Nghệ Tông nghe lời Quý Ly giết hại ông. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư đánh giá Trần Phế Đế như sau: “Vua u mê, nhu nhược, không làm nổi việc gì, uy quyền ngày càng về tay kẻ dưới, xã tắc lung lay, đến thân mình cũng không giữ được”.
7. Vua cõng rắn cắn gà nhà Lê Chiếu Thống bị mất ngôi năm bao nhiêu?
-
icon
1788
-
icon
1789
-
icon
1790
A là đáp án đúng. Lê Chiêu Thống (1765 – 1793) là vị vua cuối cùng của nhà Lê trung hưng. Bị mất ngôi năm 1788, ông đã sang cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng được đưa trở lại ngai vàng. Sau khi hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà quét sạch 29 vạn quân Thanh, Lê Chiêu Thống lại phải theo đám bại quân chạy sang nước Mẹ Trung Hoa ẩn náo. Vẫn chưa thôi mộng phục quốc, Chiêu Thống lại tiếp tục xin nhà Thanh cho quân cứu viện. Nhưng nhà Thanh, phần vì quá sợ Quang Trung, phần đã ngán ngẩm việc chinh chiến nên chỉ hứa hão mà không cho quân. Thất vọng và chán nản, Lê Chiêu Thống rượu chè, lâm bệnh rồi qua đời năm 1793
8. Đồng Khánh - ‘con rối’ của người Pháp đã nhượng đất để người Pháp mở rộng đồn nào?
-
icon
Đồn Mang Cá
-
icon
Đồn Gián Khẩu
-
icon
Đồn Đa Căng
B là đáp án đúng. Đồng Khánh (1864 – 1889) là vị Hoàng đế thứ 9 của nhà Nguyễn. Tại vị từ năm 1885 đến 1889, ông nổi tiếng là một vị vua bù nhìn thân Pháp. Sau khi được lên làm vua, tất cả mọi việc người Pháp yêu cầu, Đồng Khánh đều răm rắp nghe theo. Không chỉ công khai thừa nhận nước Pháp là “thượng quốc”, ông vua này còn khen thưởng những quan lính Pháp “có công” đàn áp phong trào yêu nước của người Việt. Không dừng lại ở đó, Đồng Khánh còn nhượng đất để thực dân Pháp mở rộng đồn Mang Cá và ký hiệp ước biển các hải cảng quan trọng của Việt Nam là Hải Phòng và Đà Nẵng thành nhượng địa của Pháp. Để ban thưởng cho sự ngoan ngoãn của Đồng Khánh, người Pháp cho ông được hưởng thụ một cuộc sống cực kỳ xa hoa với những buổi tiệc tùng hoành tráng, những bộ trang phục khảm ngọc dát vàng… Theo yêu cầu của Pháp, Vua Đồng Khánh đích thân ra tận Quảng Bình để dụ vua Hàm Nghi và các quan tùy tùng chống Pháp về hàng, hứa là sẽ cho cai trị 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh nhưng không thành công. Thực dân Pháp cũng bố trí cho Đồng Khánh ra Bắc Hà để lấy lòng dân chúng, nhưng bị dư luận phản ứng gay gắt, nên đến Quảng Bình thì ông vua bù nhìn lấy cớ ốm đau trở về kinh đô. Cuộc đời của Đồng Khánh chấm dứt ở tuổi 25 trong sự bàng quan của người đời.
9. Khải Định – ông vua ‘lố lăng’ được nhiều người coi là có ‘biệt tài’ gì?
-
icon
Tự sáng chế y phục
-
icon
Tự sửa cung điện
-
icon
Tự làm vườn
A là đáp án đúng. Vua Khải Định (1885 – 1925) là vị vua thứ 12 của nhà Nguyễn. Cũng như cha mình là Đồng Khánh, ông được biết đến như một ông vua bù nhìn, tay sai đắc lực của thực dân Pháp trong kế hoạch cai trị Đông Dương. Trước khi lên làm vua, Khải Định được người đời biết đến như một kẻ nghiện cờ bạc, thường xuyên bị thua, có khi phải cầm bán cả những đồ dùng và người hầu hạ. Khi đã lên ngôi, ông bị đánh giá là một vị vua chỉ ham chơi bời. Khải Định rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt. Ông tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình và cho cả quan hộ vệ. Do không tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua chúa, ông thường bị đả kích trên báo chí đương thời. Ông cũng cho xây dựng nhiều công trình xa hoa, nổi tiếng nhất là lăng của chính ông – bị nhiều người chê là có kiến trúc lai căng. Tháng 5/ 1922, Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille. Đây là lần đầu tiên một vị vua triều Nguyễn công du chính thức ra nước ngoài. Chuyến đi này đã làm dấy lên nhiều hoạt động của người Việt Nam yêu nước nhằm phản đối ông. Tại Pháp, trên tờ báo Người cùng khổ, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc có một loạt bài chế giễu Khải Định, trong đó có truyện ngắn “Vi hành” và còn viết vở kịch Con rồng tre, diễn ở ngoại ô Paris. Nhà cách mạng Phan Chu Trinh đã gửi Thất điều trần – một bức thư dài trách Khải Định 7 tội. Tháng 9/1924, từ Pháp về, Khải Định còn lo tổ chức lễ tứ tuần đại khánh rất lớn và tốn kém, bắt nhân dân khắp nơi gửi quà mừng. Sau lễ mừng thọ, ngân sách Nam triều kiệt quệ, Khải Định cho tǎng thêm 30% thuế điền, khiến sự phẫn nộ của dân chúng tăng lên ở khắp nơi. Khải Định ở ngôi được 10 năm thì bị bệnh nặng và mất khi 40 tuổi.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm