Oan cho chữ Lễ

0:00 / 0:00
0:00
TP - Ồn ào chuyện một giáo sư ngành Ngữ văn đòi bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn trong nhà trường để "khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo...". Dư luận ủng hộ cũng có, mà phản đối gay gắt cũng rất nhiều.

Đọc tham luận của ông, cũng như những gì mà ông phản hồi, giải thích trên báo chí mấy ngày qua, thấy xuất phát điểm của luận điểm trên không phải không có cơ sở. Đó là môi trường giáo dục ở ta đang rất thiếu và rất cần tư duy khai phóng, phản biện, sáng tạo, để xóa bỏ "căn bệnh" giáo án, đáp án, văn mẫu với bảng điểm, bệnh thành tích vốn đang trì hãm rất lớn sự tiếp nhận và phát triển tri thức.

Nhưng có vẻ ông đã bắt bệnh nhầm, và kết tội oan cho chữ Lễ?

Lễ - trải qua hàng ngàn năm, đã lặn sâu vào mọi mặt đời sống để thích ứng với mọi giai tầng, mọi bối cảnh lịch sử; và qua thời gian vỏ ngôn ngữ cũng đã biến dịch, giờ đâu còn mấy ai "tầm chương trích cú" để hiểu theo đúng nghĩa kinh điển của Nho giáo. Rằng Lễ đâu cứ phải là quan hệ một chiều "thụ động, cúi đầu, phục tùng" kẻ trên người như thời phong kiến. Và càng nhầm lẫn khi cho rằng ở các nước văn minh người ta không có khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" nên mới... phát triển(!)

Nếu chỉ bám theo hình thức ngữ nghĩa nguyên gốc một cách máy móc thiếu quan điểm biện chứng về lịch sử và đời sống, thì kho tàng thành ngữ, ca dao tục ngữ của cha ông đến nay có lẽ sẽ phải bỏ đi rất nhiều.

Tất nhiên, những khẩu hiệu treo trên tường không thể bỗng chốc chuyển hóa thành nhận thức, tư duy và hành động cho bất kỳ ai, nếu không có sự đào tạo, đào luyện, vận động bền bỉ và đúng đắn như một quá trình lâu dài công phu của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng.

Nhưng nhìn vào đời sống hiện tại, sự vô lễ với thiên nhiên đang khiến chúng ta phải trả giá rất đắt, với thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm hoành hành. Sự thiếu lễ độ với quá khứ, với tiền nhân đã xóa đi, làm sai lệch biết bao giá trị văn hóa, lịch sử quý báu. Sự thiếu lễ độ với nhân dân của bộ phận không nhỏ các công bộc của dân, đã lấy đi không ít niềm tin của xã hội... Những điều đó, do đâu? Có phải do thiếu chữ Lễ ngay từ thuở cắp sách đến trường? Hay có phải bởi quá thiên về chữ Lễ theo nguyên gốc Nho giáo như cách hiểu của vị giáo sư trên nên đội ngũ những người thừa hành đã "thụ động, phục tùng, thiếu sáng tạo"?

Rõ ràng, liều thuốc để chạy chữa "căn bệnh" giáo dục, cũng như nhiều vấn nạn xã hội hiện nay nằm ở chỗ khác, chứ không phải ở cái khẩu hiệu mang chữ Lễ nơi cổng trường. Liều thuốc gì, đó là phần việc của các nhà lãnh đạo, quản lý, chuyên gia.

Chỉ biết rằng, nếu thiếu chữ Lễ trong nhà trường cũng như trong mọi giềng mối quan hệ xã hội, thì những căn bệnh ấy sẽ càng trở nên trầm trọng hơn.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.