Cân nặng của con - Áp lực của mẹ
Chị Minh Duyên (27 tuổi, Hà Nội) chia sẻ bé gái nhà chị 2 tuổi rưỡi, nặng 13kg là đúng mức cân nặng khuyến cáo do tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra, nhưng do bé nhẹ cân hơn so với cháu khác cùng độ tuổi sống xung quanh nên bà nội và cả bà ngoại thường so sánh cháu với những đứa trẻ mũm mĩm hơn và giục chị tìm cách “vỗ béo” cho con, các bà cũng ép cháu ăn nhiều hơn khẩu phần, khiến chị Duyên rất căng thẳng.
Thực tế là nhiều người ở Việt Nam thích con cháu mình “tròn tròn, mũm mĩm” và so sánh các cháu với nhau mà ít quan tâm tới tiêu chuẩn về cân nặng của trẻ do các tổ chức và các nhà khoa học khuyến cáo. Họ cho rằng như vậy bé mới khỏe mạnh và đáng yêu. Những ngộ nhận này tạo áp lực dồn lên mẹ chăm làm sao để con có cân nặng như “con nhà người ta”. Vô tình, chúng ta đang lấy sự tròn trịa, mập mạp của bé để làm thước đo tài nuôi con của mẹ cũng như sức khỏe của bé.
Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị nhẹ cân là 13,6% trong khi tỷ lệ trẻ thấp còi lên tới 24,6%. Hơn nữa, cũng chưa có nghiên cứu nào cho thấy trẻ cân nặng vượt chuẩn sẽ phát triển khỏe mạnh về sau. Là một chuyên gia hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành dinh dưỡng, Tiến sĩ Francisco J. Rosales, Giám đốc Y khoa, Phòng nghiên cứu và phát triển Abbott Nutrition, Hoa Kỳ, cho biết: Sự tăng trưởng là chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng sức khoẻ và dinh dưỡng tổng thể của trẻ. Trẻ tăng trưởng khỏe mạnh phải có tỷ lệ chiều cao và cân nặng hài hòa và hợp lý với độ tuổi. Để đảm bảo tăng trưởng khỏe mạnh lâu dài, trẻ cũng cần có hệ miễn dịch khỏe mạnh để chống lại bệnh tật và nhiễm trùng.
Chăm con tăng trưởng tốt bằng dinh dưỡng cân bằng
Chuyên gia khuyên, để trẻ tăng trưởng khỏe mạnh, cha mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ giúp bé ăn ngon miệng, tăng cân nặng và chiều cao đạt chuẩn, cải thiện sức đề kháng. Thức ăn nhanh, đồ chiên rán, bánh kẹo ngọt... nên loại khỏi thực đơn hàng ngày.
Thay vào đó, bé cần ăn uống cân bằng đủ 4 nhóm chất gồm: tinh bột (cơm, phở, ngũ cốc...); đạm (thịt, cá, trứng, sữa...); béo (cân đối dầu thực vật và mỡ động vật…); vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả…).
Với trẻ thấp còi, nhẹ cân lại biếng ăn, mẹ có thể bổ sung cho bé dinh dưỡng bằng đường uống. Tuy nhiên, thay vì ham dùng các sản phẩm làm tăng cân nhanh, mẹ nên chọn các sản phẩm uy tín giúp trẻ tăng đồng đều cả về chiều cao lẫn cân nặng và sức đề kháng. Hiện nay, nhiều mẹ “thông thái” lựa chọn Pediasure, một sản phẩm do Abbott (Hoa Kỳ) nghiên cứu và sản xuất, đã được chứng minh lâm sàng quốc tế hiệu quả giúp trẻ tăng trưởng rõ rệt về chiều cao, cân nặng, sức đề kháng, ăn ngon miệng, giảm số ngày bệnh.
Đặc biệt, PediaSure có thể sử dụng lâu dài mà không gây béo phì, không ảnh hưởng tới việc hấp thụ các thực phẩm thông thường trong bữa ăn. Lý do là sản phẩm này chứa nguồn dinh dưỡng cân bằng với 37 dưỡng chất thiết yếu, cùng hệ phức hợp mới từ 3 nguồn đạm chất lượng cao. Lượng uống vừa đủ hàng ngày giúp trẻ nhận được đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng, năng lượng cao, dễ hấp thu, mà không gây dư thừa cân nặng.
Theo kết quả các nghiên cứu lâm sàng quốc tế và Việt Nam, đối với trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, trẻ kén chọn ăn uống được cung cấp dinh dưỡng bổ sung bằng đường uống mỗi ngày, cha mẹ của trẻ được tư vấn việc chuẩn bị bữa ăn, kết quả các nghiên cứu cho thấy tình trạng dinh dưỡng của trẻ được cải thiện rõ rệt: trẻ ăn ngon miệng hơn chỉ sau 4 tuần, trẻ tăng cân khỏe mạnh sau 8 tuần và chiều cao tăng nhanh sau 12 tuần; tăng cường sức đề kháng, giảm số ngày bệnh sau 16 tuần và sau 48 tuần, trẻ giữ vững đà tăng trưởng khỏe mạnh. Hơn nữa, việc can thiệp dinh dưỡng này còn làm tăng tiêu thụ các loại thức ăn đa dạng hơn, bao gồm hoa quả, rau và các thức ăn giàu protein.