Núi lửa phun trào ở Indonesia làm Napoleon thất bại ở trận Waterloo?

Núi lửa phun trào ở Indonesia làm Napoleon thất bại ở trận Waterloo?
TPO - Theo nghiên cứu được công bố mới đây, việc Napoleon Bonaparte thất bại trong trận Waterloo có thể là do những đám tro núi lửa tích điện gây ra hiện tượng “đoản mạch” ở bầu khí quyển Trái Đất năm 1815, là nguyên nhân của nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan trên toàn cầu.
Theo các nhà khoa học, vụ phun trào núi lửa ở bên kia địa cầu đã góp phần vào thất bại của Napoleon  trong trận Waterloo. Nghiên cứu hấp này đã được công bố vào ngày 22/8/2018.
Núi lửa phun trào ở Indonesia làm Napoleon thất bại ở trận Waterloo? ảnh 1 Chân dung Napoleon Bonaparte. 
Trong nhiều năm, các nhà sử học đã trích dẫn rằng thời tiết mưa nhiều và lầy lội là một yếu tố quan trọng dẫn đến thất bại của quân đội Pháp vào ngày 18/6/1815. Chính điều kiện ngập nước tại nơi diễn ra trận đánh đã khiến Napoleon phải trì hoãn các hướng tấn công của mình cho đến khi mặt đất khô ráo hơn.  Trận chiến này, với chiến thắng quyết định thuộc về nguyên soái Phổ-công tước Field Marshal Blucher, đã làm thay đổi lịch sử của toàn châu Âu. 
Núi lửa phun trào ở Indonesia làm Napoleon thất bại ở trận Waterloo? ảnh 2 Trận Waterloo.
Trong nghiên cứu mới được công bố ngày 22/8/2018, các nhà khoa học đến từ trường Cao đẳng Hoàng gia London đã tìm ra mối liên quan giữa điều kiện thời tiết xấu trong trận Waterloo và vụ phun trào núi lửa Tambora cách đó 12.400 km. Núi lửa trên hòn đảo Sambawa, Indonesia đã “gửi” một lượng tro tích điện vào bầu khí quyển Trái Đất trong đợt phun trào tháng Tư năm 1815. Vụ phun trào này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 10.000 người, gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan trên toàn thế giới và là nguyên nhân gây ra “năm không có mùa hè”. 
Núi lửa phun trào ở Indonesia làm Napoleon thất bại ở trận Waterloo? ảnh 3 Một núi lửa phun trào tại Indonesia năm 2014.
Tiến sĩ Matthew Genge, giảng viên cao cấp của khoa Khoa học Hành tinh và Trái Đất, trường Cao đẳng Hoàng gia London, cho rằng vụ phun trào đã làm “đoản mạch” tầng điện ly của Trái Đất (phần trên của bầu khí quyển). Điều này tạo ra một sóng các đám mây, gây ra mưa lớn trên khắp châu Âu.  Tiến sĩ Genge nói rằng: “Trước đây, các nhà địa lý nghĩ rằng tro núi lửa chỉ có thể lên đến các tầng thấp của khí quyển nhờ lực đẩy của núi lửa. Còn theo nghiên cứu của tôi, tro có thể bị “bắn” vào khí quyển bởi lực tĩnh điện”.  Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm cho thấy các lực tĩnh điện có thể đẩy tro lên cao hơn rất nhiều so với lực đẩy của núi lửa. Cả núi lửa và tro núi lửa đều mang điện tích âm nên chúng sẽ đẩy nhau, điều này giống như 2 chiếc nam châm sẽ ra xa nhau nếu chúng có cùng một cực. Nhờ hiện tượng này, các đám tro núi lửa có thể được đưa lên những tầng cao của khí quyển. 
Theo Fox News
MỚI - NÓNG