Nữ sinh trường Ams và hành trình lãnh đạo ở trường đỉnh

Hoài Anh đã có kết quả học tập xuất sắc trong suốt quá trình du học.
Hoài Anh đã có kết quả học tập xuất sắc trong suốt quá trình du học.
TPO - Phạm Hoài Anh (1995) vừa tốt nghiệp loại ưu bằng Cử nhân về Quản trị Kinh doanh và Truyền thông đa văn hóa tại trường Đại học East Anglia (Norwich, Anh). Trước đó, cô cũng đã giành được học bổng toàn phần của ngôi trường danh tiếng lọt top đại học hàng đầu thế giới này. Giờ đây, Hoài Anh lại tiếp tục chinh phục được suất học bổng cho khóa học Thạc sỹ chuyên ngành Lãnh đạo thương hiệu Brand Leadership.

Nữ sinh chuyên vào vai lãnh đạo

Ngay từ những năm học phổ thông, Hoài Anh được biết đến là cô gái tài giỏi, năng động. Tham gia vào Ban chấp hành Đoàn trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam với cương vị Phó bí thư, cô luôn năng nổ tham gia các hoạt động của trường, lớp như Trưởng ban PR cho chuỗi sự kiện Ngày Hội Anh Tài (hoạt động thường niên của học sinh trường Amsterdam) trong hai năm liền. Bên cạnh đó, cô còn giữ vai trò lãnh đạo của chương trình Leader of the future (lãnh đạo tương lai), cùng với hai tổ chức Joining our world và Jow Summer. 

Theo Hoài Anh, đây đều là các chương trình nhằm xây dựng và đào tạo kĩ năng cho lớp trẻ, giúp các em tự tin hơn, cũng như định hướng công việc, nghề nghiệp cho các bạn sắp ra trường.

Ấp ủ dự định đi du học từ lâu, với Hoài Anh quá trình chuẩn bị đi du học cũng không quá khó khăn, phức tạp nếu đã xác định được mục tiêu từ sớm. 

“Tớ học Ielts từ đầu năm lớp 11. Ngày đó cứ vùi đầu vào học tiếng anh để thi nhưng vẫn cố gắng để việc học trên lớp tốt, đạt học sinh giỏi. Dù trong đơn xin học bổng không bắt buộc nhưng tớ đã làm thêm một clip nhỏ giới thiệu về bản thân và các hoạt động đã tham gia để gây được ấn tượng với trường đại học”, Hoài Anh chia sẻ. 

Những hoạt động mà cô tham gia ngay từ đầu không nhằm mục đích cho “đẹp” hồ sơ mà chỉ là sự yêu thích, đam mê cá nhân. Nhưng cũng chính từ những điều đơn giản như vậy lại giúp cô bạn có được tấm vé vào đại học với mức học bổng toàn phần. Hoài Anh cho rằng chỉ cần giữ vững niềm đam mê, tin ở bản thân và quyết tâm đến cùng.

Ngoài việc học thật giỏi ngoại ngữ, còn cần tham gia các hoạt động đóng góp cho cộng đồng một cách thiết thực; hồ sơ “săn” học bổng phải thể hiện rõ năng lực bản thân và khát vọng học để tiếp tục cống hiến xã hội.

Nữ sinh trường Ams và hành trình lãnh đạo ở trường đỉnh ảnh 1

Hoài Anh trong ngày tốt nghiệp với tấm bằng loại Giỏi.

Trong số nhiều trường đại học mà nữ sinh săn học bổng, Hoài Anh chọn trường Đại học East Anglia (UEA) được xếp vào số 1% các trường đại học hàng đầu thế giới (Xếp hạng Thế giới THE 2014-2015). Đặc biệt, điều khiến thu hút Hoài Anh nhất đó là UEA đứng thứ hai nước Anh về đào tạo chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện.

Để đạt được thành tích tốt nghiệp loại giỏi và nhận Học bổng bán phần cho khóa học Thạc sỹ, Hoài Anh đã không ngừng nỗ lực và cố gắng. Cô bạn chia sẻ rằng phải đọc thật nhiều, hàng ngày cô đều lên thư viện của trường “cắm rễ”. Hoài Anh còn bật mí một típ nhỏ, đó là xem nhiều Youtube vì có gì không hiểu lên Youtube nghe giải thích sẽ dễ hơn. Nhà trường cũng thiết kế những buổi sinh viên có thể lên gặp riêng thầy cô để được hỏi và giải đáp về những điều mình còn thắc mắc. Ngoài ra, Hoài Anh học hỏi thêm từ bạn bè, đọc nhiều sách, tự nghiên cứu thay vì học trên giảng đường.

Đam mê nghệ thuật cháy bỏng

Bên cạnh việc học siêu, Hoài Anh còn tham gia vào rất nhiều các chương trình văn nghệ, nghệ thuật từ những năm học cấp ba cho đến khi du học ở Anh. Là thành viên của Hội sinh viên Việt Nam ở UEA, cô đảm nhận rất nhiều vị trí cho các sự kiện của Hội: Trợ lý dự án và chỉ đạo nghệ thuật cho các chương trình Lycoris Performance 2014 và Orchid Performance 2015, cũng như các sự kiện diễn ra trong suốt năm học như: Tiệc chia tay cho sinh viên năm cuối, Tiệc chào đón tân sinh viên, các chương trình như Tết, Giáng sinh, Halloween,… Mới đây, cô giữ vai trò chỉ đạo dự án nhạc kịch Myosotic Performance 2016 .

Nữ sinh trường Ams và hành trình lãnh đạo ở trường đỉnh ảnh 2

Hoài Anh trên sân khấu biểu diễn.

Hoài Anh cho biết, các dự án nghệ thuật trên đều là chương trình có quy mô lớn của Hội sinh viên Việt Nam ở UEA. Lúc đầu cô tham gia cũng chỉ vì sở thích thế nhưng khi thực hiện, cô mong muốn gây dựng thành một chương trình thường niên của Hội. Hơn hết, Hoài Anh muốn Hội SVVN ở UEA được nhiều người biết đến hơn.

 Mặc dù lần nào chạy dự án cũng khiến cô bận “đầu tắt mặt tối”, vô cùng vất vả nhưng vui. Hoài Anh chia sẻ, suốt 3 tháng trước ngày diễn, lịch hàng ngày của cô: sáng học đến trưa,  chiều ngồi thư viện đến 18 19h, sau đó tập. Ngày nào không tập luyện văn nghệ thì đi làm thêm, chỉ ăn qua loa rồi lại tập đến 23h mới về nhà.

Không chỉ dừng lại ở đó, Hoài Anh cũng không ngừng trau dồi cho mình những kỹ năng làm việc. Cô đã có cơ hội làm thực tập viên mảng Marketing and Branding tại Tập đoàn Ngân hàng ANZ và mảng Truyền thông cho Hội đồng Anh. Gần đây nhất, cô là Trợ lý dự án New Direction tại Hội đồng Anh.

Chính từ việc tham gia vào các chương trình nghệ thuật, thực tập ở các công ty, tổ chức đã giúp cho Hoài Anh có được những trải nghiệm vô cùng quý giá.

“Tớ đã học hỏi được rất nhiều điều, là hãy làm việc có kế hoạch, là vất vả đến mấy cũng phải làm đến cùng dù chỉ từ việc nhỏ cho đến việc lớn”. Hoài Anh cho biết sẽ tiếp tục học lên Thạc sỹ và tranh thủ tìm việc trong lĩnh vực cô theo đuổi.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.