Nói lời sau cùng, ông Đinh La Thăng tái khẳng định mình vô tội

Ngày 26/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ ra phán quyết cuối cùng của vụ án.
Ngày 26/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ ra phán quyết cuối cùng của vụ án.
TPO - Được nói lời sau cùng, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí cho rằng bản thân không bao giờ cố ý làm trái hoặc biết sai vẫn làm. Ông khẳng định bản thân mình vô tội…

Sáng 23/6, phiên phúc thẩm vụ án thất thoát 800 tỷ đồng vốn góp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) kết thúc tranh luận, chuyển sang nghị án.

Theo chủ tọa, có nhiều vấn đề những người tham gia tố tụng đã không đưa ra tranh luận như các quy định về ủy quyền, quan hệ hành chính, kinh tế… Vì vậy, trách nhiệm giải quyết vụ án từ đây thuộc về HĐXX và đây là: “Tránh nhiệm hết sức nặng nề”.

Trước khi tòa nghị án, bị cáo Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐTV PVN được nói lời sau cùng. Ông Thăng bị tòa sơ thẩm phạt 18 năm tù, bồi thường 600 tỷ đồng về tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và đã kháng cáo kêu oan.

Tại tòa phúc thẩm, bị cáo Thăng trình bày: “Có thể nói suốt quá trình 35 năm công tác, tôi luôn luôn nỗ lực, cố gắng phấn đấu rèn luyện, hành động quyết liệt vì sự phát triển của đất nước, hạnh phúc của nhân dân. Trong gần 6 năm làm chủ tịch PVN, tôi cũng luôn cố gằng cùng tập thể ban lãnh đạo, người lao động để đưa PVN thành tập toàn mạnh và có kết quả là Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị... Năm 2013, tổng kết đánh giá Nghị quyết thì PVN đã trở thành đầu tàu kinh tế, có sự đóng góp lớn… trở thành điểm sáng chứng minh hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước, bảo vệ chủ quyền của quốc gia trên biển”.

Bị cáo này khẳng định: “Trong công việc, tôi luôn nỗ lực cố gắng, không tư lợi. Với việc góp vốn đầu tư vào OceanBank, tại tòa sơ thẩm cũng như mấy ngày qua, tôi luôn khẳng định việc đầu tư của PVN vào OceanBank là giải pháp tình thế để nhằm giải quyết hệ lụy do sự thay đổi chính sách của Chính phủ về giảm lạm phát, ổn định kinh tế nên không cho (PVN) thành lập ngân hàng Hồng Việt”.

Nói lời sau cùng, ông Đinh La Thăng tái khẳng định mình vô tội ảnh 1

Các bị cáo tại tòa.

Ông Đinh La Thăng cho rằng, vì không được lập ngân hàng riêng nên PVN đã tìm đối tác đầu tư và được OceanBank đồng ý nên PVN “rót tiền” vào đây. Bị cáo nói: “Việc đầu tư này đúng chủ trương, pháp luật, được sự đồng ý của Thủ tướng. Hiệu quả đầu tư đã được khẳng định, tại tòa này, chủ tọa cũng nói ra con số hiệu quả”.

Về trách nhiệm của bản thân, bị cáo Thăng cho rằng: “Tôi đã chuyển công tác từ năm 2011, trách nhiệm bảo toàn vốn của tập đoàn tôi đã hoàn thành vì năm 2013, PVN vẫn được chia cổ tức mấy chục tỷ. Sau này, thực hiện chủ trương tái cơ cấu, PVN làm thủ tục xin thoái vốn nhưng đầu tiên, Chính phủ có văn bản đồng ý nhưng sau 2 tuần lại không đồng ý với lý do giao Ngân hàng Nhà nước tái cơ cấu các tổ chức tài chính… không phải như đại diện VKSND nói là một số cán bộ của PVN nhận tiền của OceanBank. Việc nhận tiền này đến khi vụ án (vụ Hà Văn Thắm) khởi tố mới biết chứ ai biết được từ năm 2008 - 2009”.

Vì vậy, tôi kính mong HĐXX xem xét giải quyết vụ án công tâm, khách quan, công bằng đúng pháp luật; thể hiện tinh thần trách nhiệm cũng như lương tâm nghề nghiệp. Bản thân tôi dù làm việc gì cũng luôn có ý thức tuân thủ pháp luật, không bao giờ cố ý làm trái, biết sai vẫn làm. Vì vậy, tôi xin khẳng định một lần nữa, tôi không có tội” - bị cáo Đinh La Thăng nói.

Cũng kêu oan như ông Thăng, bị cáo Phan Đình Đức - nguyên Thành viên HĐTV PVN thể hiện sự tin tưởng việc HĐXX sẽ đưa ra bản án công khai, minh bạch với mình. Ông Đức cũng gửi lời chia sẻ với những đồng nghiệp đã nhiều năm cùng làm việc.

Các bị cáo còn lại nêu ra những lý do có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đang mắc bệnh, không cố ý phạm tội… để mong HĐXX phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt cho mình.

Chủ tọa cho biết sẽ tuyên án vào 15h ngày 26/6/2018.

Trước những ý kiến trái ngược của luật sư và kiểm sát viên, chủ tọa cho rằng: “Đây là vấn đề khoa học xã hội liên quan nhận thức, không phải ai cũng giống ai. Nếu giống nhau thì cùng ý chí còn khác nhau thì có tranh luận đến 100 năm cũng không thể buộc người khác chấp nhận quan điểm của mình… Vậy, các vị dành quyền cho HĐXX. Chúng tôi phải chịu trách nhiệm rất nặng nề trước Đảng, Nhà nước, nhân dân”.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.