Vào tháng 4/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng sâu bởi đại dịch COVID-19 với kinh phí ước dành khoảng 62 nghìn tỷ đồng.
Tính đến 15/9/2020, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, các địa phương đã phê duyệt danh sách với khoảng 16 triệu người thuộc các nhóm đối tượng được hỗ trợ (hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người lao động bị chấm dứt hợp đồng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm…) với tổng kinh phí là trên 17.500 tỷ đồng.
Trong đó, Kho bạc Nhà nước đã giải ngân 12.500 tỷ đồng để hỗ trợ cho trên 12,5 triệu người và 23.500 hộ kinh doanh.
Ngoài ra, trong gói 62 nghìn tỷ đồng, Bộ LĐ-TB&XH tính toán sẽ sử dụng 16 nghìn tỷ đồng để cho các doanh nghiệp vay trả lương ngừng việc cho người lao động với lãi suất ưu đãi 0%. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có doanh nghiệp nào tiếp cận được gói vay do điều kiện đưa ra quá khắt khe.
Nới điều kiện hỗ trợ gói 62 nghìn tỷ đồng
TPO - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 32/2020/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Trong đó, mở rộng đối tượng hỗ trợ và giảm bớt các điều kiện để DN tiếp cận gói vay lãi suất 0% trả lương ngừng việc, tạm dừng đóng BHXH.
Cụ thể, Quyết định 32/2020/QĐ-TTg sửa đổi khoản 3 Điều 1 về điều kiện hỗ trợ, trong đó mở rộng đối tượng được hỗ trợ là người lao động:
Làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên ở các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông (gọi tắt là cơ sở giáo dục) không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương (sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng tiền lương, nguồn lợi nhuận sau thuế và các nguồn tài chính hợp pháp khác của doanh nghiệp, cơ sở giáo dục) do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Điều kiện: Lao động bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng liên tục trở lên tính từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020.
Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương.
Thời gian hỗ trợ không quá 3 tháng. Mức hỗ trợ là 1.800.000 đồng/người/tháng.
Về việc hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn lãi suất 0% để trả lương ngừng việc cho người lao động.
Quyết định 32/2020/QĐ-TTg sửa khoản 1,2 Điều 13 điều kiện vay vốn. Theo đó, DN có người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2020 đến hết ngày 31/12/2020.
Có doanh thu quý I năm 2020 giảm 20% trở lên so với quý IV năm 2019 hoặc doanh thu của quý liền kề trước thời điểm xét hưởng giảm 20% trở lên so với cùng kỳ năm 2019.
Về quy trình, hồ sơ: Người sử dụng lao động tự kê khai, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực về số lao động ngừng việc, số liệu xác định doanh thu đáp ứng điều kiện vay.
Chậm nhất ngày 5 hằng tháng, người sử dụng lao động gửi hồ sơ vay đến Ngân hàng Chính sách xã hội nơi có trụ sở hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc nơi cư trú (đối với hộ kinh doanh, cá nhân) của người sử dụng lao động.
Khi nộp Hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ, người sử dụng lao động cung cấp bản gốc các giấy tờ sau để ngân hàng kiểm tra, đối chiếu như: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã/hộ kinh doanh; Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có); Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật có quy định); Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài);
Giấy ủy quyền (nếu có); Văn bản thỏa thuận ngừng việc giữa người sử dụng lao động với người lao động.
Trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn của người sử dụng lao động, Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt cho vay. Trường hợp không cho vay thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do đến người sử dụng lao động.
Việc giải ngân của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện đến hết ngày 31/1/2021.
Nghị quyết 154/NQ-CP cũng nới lỏng điều kiện tạm đừng đóng vào quỹ BHXH. Theo đó, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 20% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố dịch (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất không quá 3 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét hưởng.
MỚI - NÓNG
Đắk Nông dự kiến giảm những cơ quan, đơn vị nào sau sáp nhập?
TPO - Đắk Nông dự kiến thành lập 2 Đảng bộ cấp tỉnh; sáp nhập, hợp nhất 12 cơ quan, đơn vị; sẽ giảm 13 tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nhắn gửi thanh niên trước ngày hội lớn
TPO - "Các đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX cần thể hiện tinh thần đoàn kết, tập trung trí tuệ, đóng góp ý kiến đề xuất những nội dung quan trọng", bà Phạm Thị Phúc - Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đề nghị.
Đà Nẵng livestream bán sản phẩm đặc trưng cùng TikToker
TPO - Đà Nẵng tổ chức livestream bán và quảng bá các sản phẩm đặc trưng với sự hỗ trợ của hot TikToker Phương Oanh Daily và các chủ cơ sở sản xuất, HTX, doanh nghiệp sản xuất. Đây là nỗ lực để hỗ trợ các sản phẩm địa phương tiếp cận với bán hàng trực tuyến.