Nợ xấu ngân hàng chạm ngưỡng 300.000 tỷ?

Nợ xấu ngân hàng chạm ngưỡng 300.000 tỷ?
TPO - VEPR cho rằng, nợ xấu hệ thống ngân hàng đang nằm trong khoảng 180.000-300.000 tỷ đồng, đồng thời đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2013.

Nợ xấu ngân hàng chạm ngưỡng 300.000 tỷ?

TPO - VEPR cho rằng, nợ xấu hệ thống ngân hàng đang nằm trong khoảng 180.000-300.000 tỷ đồng, đồng thời đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2013.

Thông tin trên được công bố tại hội thảo công bố báo cáo thường niên Việt Nam 2013 sáng 27/5 do trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức. TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc kiêm Kinh tế trưởng VEPR cho biết, trước những con số nợ xấu khác nhau được các cơ quan công bố, nhóm nghiên cứu thực hiện báo cáo nhận định, nợ xấu hệ thống ngân hàng đang nằm trong khoảng 180.000-300.000 tỷ đồng.

Không ai biết chính xác con số thực về nợ xấu là bao nhiêu
Không ai biết chính xác con số thực về nợ xấu là bao nhiêu.

Con số thực nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đến nay là bao nhiêu vẫn còn là dấu hỏi lớn vì mỗi nơi đưa ra một thống kê khác nhau. Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tính đến thời điểm 31/3/2012, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức 3,57%. Nhưng sau đó, NHNN lại công bố tỷ lệ nợ xấu thực tế ở mức 8,6%. Với giả định sự chênh lệch trên duy trì đến tháng 9/2012, tỷ lệ nợ xấu thực của hệ thống ngân hàng là 9,53% với giá trị 241.000 tỷ đồng. Đến cuối tháng 2/2013, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống được Văn phòng Chính phủ công bố ở mức 6%.

Nhóm nghiên cứu nêu rõ trong trường hợp nợ xấu tăng gấp đôi so với mức hiện nay, vốn của các ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, việc xử lý nợ xấu mang tính hệ thống là yêu cầu cấp thiết. Nguyên nhân nợ xấu vừa xuất phát từ những yếu tố vĩ mô nền tảng như sự tăng trưởng nhanh song lại không bền vững, tỷ lệ lạm phát cao trong nhiều năm. Số lượng doanh nghiệp phá sản tăng nhanh, giá cả các tài sản giảm dẫn tới suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng và cuối cùng làm gia tăng nợ xấu ngân hàng.

Mặt khác, chính sách phát triển kinh tế phụ thuộc vào trụ cột là doanh nghiệp nhà nước được thực hiện trong thời gian dài nhưng lại không hiệu quả. Bản thân khu vực ngân hàng, tốc độ tăng trưởng từ năm 2010 trở về trước rất cao, cao hơn rất nhiều so tốc độ tăng trưởng GDP, trong khi cơ cấu danh mục đầu tư tín dụng lại kém bền vững.

Nợ xấu như 'cục máu đông' làm nghẽn sự lưu chuyển lành mạnh của nền kinh tế, nếu không nhanh chóng giải quyết sẽ gây hậu quả nghiêm trọng
Nợ xấu như 'cục máu đông' làm nghẽn sự lưu chuyển lành mạnh của nền kinh tế, nếu không nhanh chóng giải quyết sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

Nhóm nghiên cứu phân tích dư nợ trong lĩnh vực bất động sản không phải là cao nhất, nhưng phần lớn các dự án bất động sản, xây dựng thường có tài sản đảm bảo là các bất động sản cũng rất nhiều khoản vay khác có tài sản đảm bảo đều là bất động sản. Nợ xấu tăng cao còn do tình trạng sở hữu chéo của các ngân hàng, việc thành lập các ngân hàng và cho vay lại các tập đoàn và sự gia tăng trong vay liên ngân hàng. Còn phải kể tới khả năng quản trị của các ngân hàng, chất lượng thẩm định các khoản vay chưa tốt, nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn của các ngân hàng quá cao. Các yếu tố này cộng hưởng khiến tình trạng nợ xấu ngày càng xấu hơn.

Để giải quyết nợ xấu, trước hết cần xác định đúng quy mô, mức độ nghiêm trọng và tác động của nợ xấu tới nền kinh tế. Thời gian xử lý cần khoảng 7-10 năm chứ không thể chỉ trong thời gian ngắn 2-3 năm như kỳ vọng. Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra 2 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 2013. Ở kịch bản thấp, lạm phát sẽ chỉ ở mức 4,95% và tăng trưởng là 5,04%. Với kịch bản cao, tăng trưởng đạt 5,35% và lạm phát là 6,64%.

L.T

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.