TPO - Một số thực phẩm ăn nhiều có khả năng làm rối loạn hệ tiêu hóa, tiêu diệt vi khuẩn đường ruột tốt, gây viêm loét, thậm chí là ung thư dạ dày.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân tàn phá dạ dày phần lớn do chế độ ăn uống không đúng cách và không hợp lý.
Hãy nhận biết những loại đồ ăn được coi là "kẻ thù" của những loại bệnh liên quan đến dạ dày dưới đây để tránh làm tăng thêm mức độ nguy hiểm của bệnh.
Rau củ quá nhiều chất xơ
Đa số thực phẩm như rau củ quả đều chứa chất xơ có lợi cho cơ thể nhưng một số loại lại chứa cả các loại carbohydrate (carb) gây khó tiêu nếu ăn nhiều. Bởi vậy, nếu ăn các loại thực phẩm này thường xuyên, bạn sẽ dễ gặp vấn đề về dạ dày. Ăn mặn Ăn mặn chẳng những làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, mà còn gây viêm dạ dày, về lâu dài có thể gây ung thư dạ dày. Bởi muối là “thủ phạm” thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) - loại vi khuẩn gây viêm loét niêm mạc dạ dày dẫn tới ung thư. Theo một nghiên cứu của tác giả D’Elia và cộng sự thực hiện trên 270 nghìn người trong 6 - 15 năm cho thấy: những người ăn nhiều muối có nguy cơ ung thư dạ dày tăng 68% so với những người bình thường.
Cà phê có tính axit cao, có thể gây kích ứng thành bụng và gây đau bụng. Ngoài ra, caffeine trong cà phê cũng có thể khiến dạ dày sản xuất axit quá mức nên gây viêm loét và những cơn đau trầm trọng hơn. Ảnh minh hoạ: Internet Cà phê Cà phê có tính axit cao, có thể gây kích ứng thành bụng và gây đau bụng. Ngoài ra, caffeine trong cà phê cũng có thể khiến dạ dày sản xuất axit quá mức nên gây viêm loét và những cơn đau trầm trọng hơn. Do đó, nếu không muốn dạ dày đau nặng hơn thì bạn nên hạn chế cà phê. Nếu có thèm thì chỉ nên uống một ít vào lúc đã no. Tuyệt đối không nên uống cà phê lúc bụng đói để tác hại không nghiêm trọng thêm. Tỏi Tỏi là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị đau dạ dày thì hạn chế ăn tỏi là việc làm đúng đắn. Vì trong tỏi có chứa fructan, một hợp chất có thể gây ra các vấn đề về dạ dày, ruột, gây đầy hơi, khó chịu. Tuy nhiên, những lúc dạ dày không đau thì bạn vẫn có thể thưởng thức một ít tỏi nếu thích. Đặc biệt, ăn tỏi đã nấu chín sẽ giảm nhiều tác hại đến dạ dày bạn nhé. Thực phẩm giàu chất béo Thực phẩm giàu chất béo có thể gây ra sự kích thích co thắt đường tiêu hóa, có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và di chuyển thức ăn trong dạ dày, từ đó làm tăng táo bón. Ngược lại, cũng có thể làm tăng khả năng vận động của đường tiêu hóa, gây ra hoặc làm tăng triệu chứng tiêu chảy. Khi khó tiêu, tránh ăn các thực phẩm giàu chất béo như các loại hạt, thịt và pho mát.
Tỏi là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị đau dạ dày thì hạn chế ăn tỏi là việc làm đúng đắn. Ảnh minh hoạ: Internet Thức ăn chiên rán Giống như thực phẩm giàu chất béo, thức ăn chiên có thể đồng thời gây tiêu chảy và táo bón. Lý do là nhiều loại thực phẩm chiên có hàm lượng chất xơ thấp, điều này không có lợi cho sức khỏe đường ruột. Táo
Mặc dù táo được coi là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn nhiều cũng không có lợi cho đường ruột. Trong táo có nhiều chất fructose, một dạng của carbohydrate, nếu ăn nhiều có thể dẫn đến khó chịu dạ dày.
Dưa hấu
Dưa hấu chứa 3 loại carbohydrate là oligosaccharides, fructose và polyol (rượu đường). Nếu bạn ăn nhiều dưa hấu, nó có thể gây kích thích đường ruột.
Lê là một loại quả ngon ngọt nhiều chất xơ nhưng nó cũng có nhiều chất fructose và polyol, hai dạng carb phổ biến. Do vậy, nếu bạn ăn nhiều lê có thể gây khó chịu cho dạ dày. Ảnh minh hoạ: Internet Lê
Lê là một loại quả ngon ngọt nhiều chất xơ nhưng nó cũng có nhiều chất fructose và polyol, hai dạng carb phổ biến. Do vậy, nếu bạn ăn nhiều lê có thể gây khó chịu cho dạ dày.
Quả bơ
Quả bơ chứa polyol, một loại rượu đường có thể gây gián đoạn cho quá trình tiêu hóa của đường ruột nếu ăn nhiều quá.
Giống như quả bơ, súp lơ có chứa mức polyol cao nên có thể gây ra một số vấn đề khó chịu cho dạ dày.
Các chế phẩm từ sữa
Các chế phẩm có nguồn gốc từ sữa như sữa có chứa lactose là món ăn không phù hợp với bệnh nhân không dung nạp lactose và những người không thể dễ dàng tiêu hóa lactose, vì vậy, sau khi ăn có thể dễ bị đầy hơi bụng. Uống quá nhiều lactose có thể gây ra hoặc làm cho tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.
Đồ ăn cay Sau khi ăn cay có thể có cảm giác buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy xảy ra. Nếu bạn có vấn đề về dạ dày thì hãy chọn thức ăn nhẹ, chẳng hạn như cháo kê là một món tốt cho dạ dày, tránh các thức ăn cay như ớt và tỏi, để không kích thích hệ tiêu hóa và làm tăng tình trạng nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Nếu bạn có vấn đề về dạ dày thì hãy chọn thức ăn nhẹ, chẳng hạn như cháo kê là một món tốt cho dạ dày, tránh các thức ăn cay như ớt và tỏi, để không kích thích hệ tiêu hóa và làm tăng tình trạng nôn mửa hoặc tiêu chảy. Ảnh minh hoạ: Internet Món ăn có vị quá chua Khi dạ dày không thoải mái, bạn nên ăn ít thức ăn có tính axit như cà chua và trái cây họ cam quýt (chanh, quất, cam và bưởi), nếu không nó sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng như axit pantothenic và chứng ợ nóng.