Những thói quen cực tệ khi yêu nhau

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Dưới đây là 6 trong số những thói quen có vẻ bình thường, nhưng thực ra rất độc hại mà các cặp đôi thường mắc phải. Các thói quen này sẽ phá hủy những mối quan hệ của bạn.

1. Trò chơi ghi điểm ăn thua​

Người mà bạn đang hẹn hò thường xuyên trách móc bạn vì những lỗi lầm mà bạn lỡ mắc phải trong quá khứ hẹn hò của hai người. Nếu cả hai đều đang chơi “trò ghi điểm ăn thua” này khi đang yêu nhau, tình yêu của cả hai sẽ trở thành một cuộc chiến, cố gắng cãi nhau để xem xem ai sẽ là người mắc nhiều sai lầm nhất trong thời gian yêu nhau, và người nào “mắc nợ” người kia nhiều hơn sẽ thua.

Tác hại:  Đây là một trò chơi tồi tệ gấp đôi cho cả hai. Khi chơi trò này, bạn không những đang tự làm cho vấn đề trở nên nặng nề, mà bạn còn đang “đổ thêm dầu vào lửa” cho những lỗi lầm và cay đắng trong quá khứ để điều khiển cảm xúc của người yêu mình, khiến họ luôn cảm thấy tội lỗi.

Nếu điều này kéo dài, cả hai người cuối cùng sẽ lại dành rất nhiều thời gian để chứng minh rằng họ ít đáng bị khiển trách hơn người còn lại, thay vì cố gắng giải quyết vấn đề chung – Tức là cả hai sẽ cố gắng chứng minh rằng mình ít sai hơn, thay vì cố gắng trở nên đàng hoàng hơn vì nhau.

2. Giận mà không nói lý do​

Thay vì nói thẳng ý muốn hay suy nghĩ của mình thì người yêu của bạn lại cố gắng thúc bạn phải tự hiểu lấy những gì họ muốn. Thay vì nói thẳng ra những điều đang thực sự làm bạn tức giận, bạn lại tìm những cách nhỏ mọn để chọc điên người yêu của bạn lên, chỉ để cảm thấy rằng mình có lý khi than phiền về họ.

Tác hại: Điều này cho thấy rằng hai người hoàn toàn không thoải mái trong việc nói chuyện với nhau đường hoàng. Thay vào đó, điều bạn nên nói thẳng ra những suy nghĩ và đề nghị của mình. Và hãy nói rõ rằng người yêu của bạn không cần phải chịu trách nhiệm tuân theo chúng, nhưng bạn sẽ rất vui nếu bạn được họ ủng hộ. Nếu họ yêu bạn, họ sẽ luôn tìm cách làm hài lòng bạn.

3. Dọa chia tay

Khi một người có một lời trách móc hay than phiền, và hâm dọa người còn lại bằng cách đe dọa chia tay. Ví dụ, nếu người yêu của bạn có cảm giác rằng bạn đang lạnh lùng với họ, thì thay vì nói thẳng rằng “Em thấy anh đôi khi bỗng nhiên lại lạnh lùng với em quá”, thì họ sẽ nói rằng “Em không thể yêu một người cứ mãi lạnh lùng với em như thế này được”.

Tác hại: Chính những vụ hâm dọa này sẽ gây ra hàng tá bi kịch không cần thiết cho tình yêu của hai bạn. Mọi vụ trục trặc nhỏ trong tình yêu có thể dẫn đến hậu quả dễ dàng trông thấy được - đe dọa chia tay. Điều cần nhất đối với hai người yêu nhau là việc thấu hiểu được những suy nghĩ và tình cảm tiêu cực của nhau mà không phải đe dọa gây tổn hại đến mối quan hệ của chính mình, nếu không, cả hai sẽ luôn luôn kìm nén những suy nghĩ của mình, điều mà cuối cùng sẽ dẫn đến việc hình thành một môi trường tình yêu chỉ toàn sự thiếu tin tưởng và điều khiển lẫn nhau.

4. Đổ lỗi cho người yêu vì tâm trạng của bạn

Ví dụ bạn đang có một ngày rất tồi tệ, và người yêu bạn không hoàn toàn hiểu hay ủng hộ bạn vào lúc đó. Họ bận nghe điện thoại của ai đó ở nơi làm việc cả ngày. Họ bị phân tâm khi bạn ôm họ. Bạn chỉ muốn nằm ở nhà và xem phim với họ, trong khi họ đã lên kế hoạch sẽ đi ra ngoài và gặp bạn bè.

Vì thế, bạn trở nên kích động vì họ đột nhiên trở nên vô cảm và nhẫn tâm đối với bạn. Bạn đang có một ngày rất tệ hại nhưng họ không thèm đếm xỉa gì đến bạn. Bạn nghĩ, đáng nhẽ họ đã phải ngừng nghe điện thoại và bỏ các kế hoạch của họ chỉ vì tâm trạng tồi tệ của bạn.

Tác hại: Đổ lỗi cho người yêu vì tâm trạng của mình là một hình thức đơn giản của sự ích kỷ, và đồng thời đây cũng là một ví dụ điển hình của khả năng giữ bình tĩnh kém. Khi bạn đã đặt ra một tiền lệ rằng người yêu sẽ phải chịu trách nhiệm về bạn mọi lúc mọi nơi (và ngược lại), bạn sẽ tự tạo ra một xu hướng dựa dẫm vào người yêu.

Đột nhiên, một lúc nào đó, họ không thể lên kế hoạch mà không kiểm tra trước với bạn, và vì thế, mọi hoạt động tại nhà - kể cả những việc nhỏ nhặt như đọc sách hay xem tivi chung - đều cần phải thương lượng lại với nhau. Khi một trong hai người đột nhiên buồn bã, mọi khát khao được ở bên nhau bỗng dưng biến mất, vì trước mắt bây giờ tất cả còn lại chỉ là trách nhiệm của bạn để giúp người kia cảm thấy ổn hơn.

5. Ghen tuông

Giận dỗi khi người yêu của bạn nói chuyện, tán tỉnh, đụng chạm, gọi điện, nhắn tin, đi chơi hay thậm chí, hắt xì trong phạm vi thân thiện với một người khác... Sau đó, bạn bắt đầu trút giận lên người yêu và tìm cách kiểm soát hành vi của họ. Điều này sẽ dẫn đến những cách hành xử điên khùng như là xâm nhập vào email của người yêu, xem qua tin nhắn của họ khi họ đang tắm, hay thậm chí theo đuôi họ và xuất hiện không báo trước.

Tác hại: Việc điều khiển người yêu như thế chỉ biểu lộ sự độc tài. Nó sẽ gây ra những cuộc cãi nhau không cần thiết. Nó sẽ cho thấy hai người đang không tin nhau, và thực tình thì nó sẽ gây tổn hại đến tình cảm cả hai. Ghen một chút thì bình thường.

Nhưng ghen một cách quá đáng và điều khiển người yêu của mình chỉ là cách bạn cho thấy rằng bạn đang cảm thấy không xứng đáng. Bạn nên tự điều khiển chúng, chứ đừng áp đặt nó lên những người quanh bạn. Bởi vì nếu không, bạn sẽ chỉ đẩy xa người ta ra thôi.

6. Bỏ tiền ra mua giải pháp cho những vấn đề của cả hai

Mỗi khi hai người cãi nhau, thay vì giải quyết chúng, thì một trong hai người sẽ che đậy điều này bằng cảm xúc hào hứng hay vui tươi đến từ việc mua một món đồ mới hay cùng đi du lịch đâu đó.

Tác hại: Nó không chỉ che giấu vấn đề giữa hai người, mà còn tạo ra một tiền lệ không lành mạnh trong mối quan hệ này nữa. Hãy tưởng tượng rằng mỗi khi người vợ nổi giận về chồng hoặc người yêu của họ, người đàn ông sẽ ‘giải quyết’ việc này bằng cách mua cho cô ấy một món quà, hay đưa cô ấy đi nhà hàng, hay điều gì đó.

Điều này không những tạo cho cô ấy một động cơ vô thức để bớt tin tưởng anh ta, mà còn không cho người đàn ông một động cơ nào để thực sự đối mặt với vấn đề. Vậy thì cuối cùng sẽ là gì? Một người chồng luôn cảm thấy mình như một cây ATM, và một người vợ luôn cảm thấy không được lắng nghe.

Theo SKGD
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.