Những thành tựu của Sóc Trăng sau một nhiệm kỳ

Khánh thành và đưa vào sử dụng Bệnh viện chuyên khoa Sản – Nhi gần 800 tỉ đồng chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng
Khánh thành và đưa vào sử dụng Bệnh viện chuyên khoa Sản – Nhi gần 800 tỉ đồng chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng
Trong nhiệm kỳ qua (2015 – 2020), các ngành, các cấp trong tỉnh Sóc Trăng đã quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa và triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần cùng Đảng bộ tỉnh thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, lần thứ XIII.

Từ 2015 – 2020, toàn tỉnh đã huy động các tổ chức, cá nhân đóng góp gần 314 tỉ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi… Đến nay có 50/80 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; huyện Mỹ Xuyên đạt chuẩn nông thôn mới và thị xã Ngã Năm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Phong trào “Sóc Trăng cùng cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” có sức lan tỏa rộng khắp và nhận được sự hưởng ứng của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, các tổ chức tôn giáo. Công tác vận động chăm lo giúp đỡ người nghèo được quan tâm với phương châm “Không để hộ nghèo, hộ chính sách khó khăn nào mà không có tổ chức thành viên hỗ trợ”. “Quỹ vì người nghèo” các cấp vận động được hơn 111,46 tỉ đồng từ các cá nhân, tổ chức.

Những thành tựu của Sóc Trăng sau một nhiệm kỳ ảnh 1

Bàn giao nhà tình nghĩa

Qua đó đã hỗ trợ xây dựng và bàn giao được 1.906 căn nhà đại đoàn kết, hỗ trợ khám, chữa bệnh, tặng quà cho hộ nghèo… với kinh phí gần 100 tỉ đồng. Từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân, các cấp Hội nông dân đã tổ chức phát vay cho 3.714 lượt hộ với số tiền trên 35,6 tỉ đồng; xây dựng được 81 mô hình, tạo việc làm ổn định và tăng thêm thu nhập cho trên 3.700 hộ; đào tạo nghề cho 69.582 lao động, nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60%; giải quyết việc làm cho 129.609 lao động. Hàng năm giảm tỉ lệ hộ nghèo trên 3%/năm và giảm tỉ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc Khmer trên 4,5%/năm. Đến nay, số hộ nghèo toàn tỉnh còn lại là 15.890 hộ, tỉ lệ 4,91%; trong đó, hộ nghèo đồng bào dân tộc Khmer là 7.694 hộ, tỉ lệ 7,67% (giảm 41.927 hộ so với năm 2016, trong đó hộ Khmer giảm 19.289 hộ).

Phong trào “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển” được các cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương đối với sự phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh. Quan tâm đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và ban hành quy chế phối hợp liên ngành về thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh. Qua triển khai thực hiện phong trào thi đua, số lượng doanh nghiệp đã tăng dần theo từng năm; trong giai đoạn 2015 - 2020, tỉnh có thêm 2.100 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký khoảng 33.000 tỉ đồng, đến nay nâng tổng số doanh nghiệp trong toàn tỉnh có khoảng 3.300 doanh nghiệp. Từ phong trào thi đua đã có nhiều doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động như: Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, Công ty Cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam, Công ty TNHH MTV Thiên Vạn Tường…

Những thành tựu của Sóc Trăng sau một nhiệm kỳ ảnh 2

Nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được đầu tư khang trang

Những thành tựu của Sóc Trăng sau một nhiệm kỳ ảnh 3

Thu hoạch lúa ở tỉnh Sóc Trăng

Thực hiện các phong trào thi đua do tỉnh phát động, kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển. Ước tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 6,15%/năm, trong đó, khu vực I tăng bình quân 2,6%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Ước thu nhập bình quân đầu người năm 2020 là 2.110 USD/người/năm. Tỉnh tập trung triển khai Đề án Phát triển lúa đặc sản nhằm đảm bảo sản lượng lúa giữ ổn định trên 2 triệu tấn/năm (trong đó, lúa đặc sản chiếm 50% tổng sản lượng). Sóc Trăng có 2 nhãn hiệu gạo được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng là gạo thơm ST (gạo ST 25 đạt giải nhất gạo ngon thế giới vào năm 2019) và gạo Tài nguyên Thạnh Trị. 

Triển khai thực hiện tốt đề án của Chính phủ về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay toàn tỉnh có 99 sản phẩm đạt chuẩn OCOP... góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 hécta đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, từ 140 triệu đồng/ha năm 2015 tăng lên 185 triệu đồng/ha năm 2020. Lĩnh vực kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp cũng đạt nhiều thành tựu đáng phấn khởi. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã chuyển đổi 100% hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012; thành lập mới 116 hợp tác xã. Đến nay toàn tỉnh có 209 hợp tác xã với 29.604 thành viên, tổng vốn hoạt động là 1.177 tỉ đồng (tăng 122 tỉ so với năm 2015). Xuất hiện nhiều tập thể điển hình như Hợp tác xã nông nghiệp Evergrowth (huyện Trần Đề), Hợp tác xã nông nghiệp Phước An (huyện Châu Thành), Hợp tác xã Thủy sản Hưng Phú (huyện Cù Lao Dung), Hợp tác xã Trinh Phú (huyện Kế Sách); nhiều cá nhân tiêu biểu như Anh hùng Lao động – Kỹ sư Hồ Quang Cua, Tiến sĩ Trần Tấn Phương, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương là những người đã nghiên cứu lai tạo thành công giống lúa ST25 đạt giải gạo ngon nhất Thế giới năm 2019.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nay là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, đã tạo chuyển biến nhất định trong việc xây dựng con người mới, có tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa. Ước năm 2020, có 293.730 hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 89,80% so với tổng số hộ trên toàn tỉnh, tăng 11.870 hộ so năm 2015; có 725 ấp, khóm văn hóa, đạt tỷ lệ 93,54%, tăng 93 ấp, khóm so năm 2015. Ngành y tế đẩy mạnh phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”…  góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, khám và chữa bệnh cho nhân dân. 

 Chất lượng giáo dục và đào tạo từ tỉnh đến cơ sở ngày càng nâng cao, đến nay, có 335/478 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 70%, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại các địa phương. Hàng năm có trên 1.000 đề tài sáng kiến cải tiến kỹ thuật cấp cơ sở được công nhận, có nhiều sáng kiến mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục. Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp tiếp tục nâng lên; 100% giáo viên các ngành học, bậc học đều đạt chuẩn theo quy định; tỉ lệ học sinh khá giỏi, thi đỗ tốt nghiệp THPT tiếp tục duy trì ở mức cao; cơ sở vật chất phục vụ giáo dục từng bước được chuẩn hóa, trang thiết bị phục vụ dạy – học cơ bản đáp ứng nhu cầu của giáo viên và học sinh.

Các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” được quan tâm, đảm bảo thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với người có công, người nghèo, người dân tộc thiểu số được tỉnh quan tâm thực hiện tốt. Các phong trào thi đua trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh được các cấp ủy, chính quyền tập trung chỉ đạo, xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền biên phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao tiềm lực quốc phòng, an ninh.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.