TPO - Nam Cực là một trong những vùng đất hoang dã lớn nhất trên Trái đất chưa được khám phá, nằm sâu dưới lớp băng dày là vô số những điều bí ẩn.
Châu Nam Cực được coi là hoang mạc lớn nhất thế giới, diện tích 14.000.000 km vuông.
Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất (nhiệt độ -89 độ C), khô hạn nhất và gió mạnh nhất (tốc độ gió tối đa nơi đây là 100m/s, còn gọi là "gió sát thủ") trên Trái Đất.
98% châu Nam Cực bị phủ bởi lớp băng dày ít nhất 1,9km, có nơi dày 3,5km.
Tại Nam Cực có khoảng 2.000 người sinh sống. Họ là các nhà nghiên cứu, đoàn thám hiểm đến từ các nơi trên thế giới.
Lục địa băng giá này ẩn giấu bao điều bí ẩn với những kim tự tháp khổng lồ vùi sâu dưới lớp băng dày như là bằng chứng của nền văn minh cổ đại đã từng hiện hữu, với những bản đồ cổ xưa cho thấy nơi đây từng không có băng bao phủ.
Các nhà khoa học cho rằng lục địa băng giá này là “chiếc hộp thời gian” chứa lời giải về cuộc sống trên Trái Đất vào thời điểm con người còn sinh sống ở Nam Cực cũng như lời giải cho những bí ẩn chưa được giải đáp về Hệ Mặt Trời.
-
icon
Bão từ
-
icon
Địa chấn
-
icon
Băng tan
Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh (BAS) vừa công bố các đoạn âm thanh kỳ bị được gọi là "âm thanh từ thế giới khác", "âm thanh của không gian" hay ‘‘Bài hát ma quái’ của Nam Cực‘. Nó không thể trực tiếp nghe thấy bằng tai người nhưng đã xâm nhập các thiết bị của BAS khi họ cố gắng phát hiện các tín hiệu của sét và bão. BAS đã thu lại và chuyển thể thành âm thanh ở tầng số có thể nghe được để cả thế giới cùng thưởng thức. Theo BAS, “Bài hát ma quái” của Nam Cực thực ra được tạo nên bởi các cơn bão địa từ, là kết quả của các hạt tích điện và electron bị mặt trời đẩy xuống Trái đất.
-
icon
Chim cánh cụt
-
icon
Voi ma mút
-
icon
Sư tử biển
Một bãi tha ma chim cánh cụt với hàng trăm xác ướp bí ẩn có niên đại 200 hoặc 750 năm đã được phát hiện trên Bán đảo dài ở Đông Nam Cực, trong đó có rất nhiều chim cánh cụt con. Phát hiện được công bố năm 2018, sau 2 năm tìm kiếm và nghiên cứu. Các nhà khoa học cho rằng, một giai đoạn thời tiết khắc nghiệt đã xảy ra khiến chim cách cụt chết hàng loạt. Điều kiện khô, lạnh của một "sa mạc băng" đã ướp xác chúng một cách tự nhiên.
-
icon
Hồ nước
-
icon
Bãi cát
-
icon
Mỏ dầu
Các nghiên cứu cho thấy có một mạng lưới hồ ngầm rất lớn nằm giữa phần đáy của sông băng và phần đất nền của lục địa. Dữ liệu vệ tinh cho thấy có 4 hồ lớn và 11 hồ nhỏ, liên kết chằng chịt. Tuy nhiên, dữ liệu radar mới nhất khiến các nhà khoa học giật mình: tất cả hồ đồng loạt biến mất. Hiện giờ bí ẩn vẫn chưa có lời giải.
-
icon
Đường cao tốc bí ẩn
-
icon
Mỏ vàng bí ẩn
-
icon
Xa mạc cát bí ẩn
Không chỉ có con người biết xây đường cao tốc. Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện Dải băng Tây Nam Cực và Dải băng Đông Nam Cực được kết nối bởi các thung lũng khổng lồ dưới hẻm núi, tạo nên một con đường xuyên lục địa. Trục đường chính dài đến 350km, rộng 35km. Nam Cực đã tự tạo nên con đường độc đáo này để các dòng chảy băng lưu thông dễ dàng khắp lục địa.
-
icon
Một thành phố cổ
-
icon
Xác ướp cổ đại
-
icon
Hạt giống cổ đại
Theo nhà khảo cổ học và thám hiểm Jonathan Gray, thuộc Hiệp hội nghiên cứu toàn cầu WERA, việc đoàn phóng viên thám hiểm của kênh CaliforniaTV mất tích năm 2002 cùng sứ mệnh tìm kiếm của Hải quân Mỹ SEALs đã phần nào tiết lộ về một thành phố cổ khổng lồ "chìm" bên dưới lớp băng dày 3.200m ở Nam Cực được 1 vệ tinh gián điệp phát hiện năm 2001.
-
icon
Kim tự tháp khổng lồ
-
icon
Dòng sông chứa vàng
-
icon
Biển nước mặn
Trong quá trình tìm hiểu thực hư về chuyện có tồn tại cấu trúc cổ ở bên dưới lớp băng dày 3.200m tại Nam Cực hay không, các nhà thám hiểm đến từ Mỹ, châu Âu và nhiều quốc gia khác lại phát hiện 3 công trình kim tự tháp khổng lồ tại lục địa băng giá này. Nhiều nhóm nghiên cứu đã lên kế hoạch tìm hiểu các công trình khổng lồ này nhằm tìm lời giải đáp cho câu hỏi: 3 công trình kim tự tháp tại Nam Cực là nhân tạo hay tự nhiên? Bí mật nào ẩn giấu trong các công trình khổng lồ này?
-
icon
Một loài sinh vật
-
icon
Một loài ếch
-
icon
Một loài rắn biển
Năm 2015, các nhà sinh vật học lại phát hiện một loài sinh vật giống con cá nhỏ sống ở bên dưới một lớp băng dày... 762m! Khả năng sống phi thường dưới bóng tối vĩnh cửu và giá lạnh của loài sinh vật này làm đảo ngược quan niệm bấy lâu nay rằng, với môi trường cực kỳ khắc nghiệt như Nam Cực, các sinh vật bên dưới lớp băng dày gần như không thể sinh sống! Phát hiện này đã đưa các nhà khoa học đến với các giả định Nam Cực đủ ấm, đủ nước và môi sinh thuận lợi để tồn tại một nền văn minh cổ đại! Theo các nhà nghiên cứu, lục địa Nam Cực đã từng có khí hậu ấm áp, có rừng và các dạng sống nguyên thủy. Và, rất có thể con người đã từng đến đây sinh sống và tạo nên những lục địa Á-Âu, Bắc Mỹ... như ngày nay.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm