Có quá nhiều thời gian rảnh. Những người có quá nhiều thời gian rảnh rỗi thường tìm cách lấp đầy bằng việc ăn. Hãy thử theo dõi các hoạt động của bạn khi bạn không có gì để làm, xu hướng di chuyển về phía nhà bếp, tủ lạnh hay các quán ăn thường diễn ra liên tục.
Rối loạn hóc môn. Cảm thấy đói kinh niên có thể do mất cân bằng nội tiết tố. Nếu không đủ carbohydrate, đường trong máu sẽ giảm hay còn gọi là hạ đường huyết và bạn sẽ thấy mình rơi vào tình trạng đói cồn cào. Một trong những nguyên nhân gây hạ đường huyết là ăn kiêng không đúng cách.
Trầm cảm. Sự thay đổi đột ngột trong việc thèm ăn có thể là một triệu chứng của bệnh trầm cảm. Một số loại thực phẩm có thể giúp đối phó với tình trạng này. Ngoài ra, tập thể dục cũng là biện pháp hữu hiệu để loại bỏ căng thẳng bằng cách giúp tăng cường khả năng sản xuất hóc môn hạnh phúc trong não bộ.
Bị thực phẩm bao vây. Đồ ăn nhẹ có đường và thức uống ngọt nếu hiện quanh căn nhà bạn để chờ đợi được tiêu thụ là một trong những lý do dẫn đến cảm giác đói liên tục. Hãy can đảm vứt bỏ sự cám dỗ của chúng để thoát ra những điều tồi tệ.
Bỏ bữa sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng giúp tăng cường năng lượng, thúc đẩy sự trao đổi chất, đốt cháy calo hữu hiệu và loại bỏ các cơn đói trong suốt cả ngày. Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để tiêu thụ carbohydrate lành mạnh. Một bát bột yến mạch trong sữa ít béo thay vì bánh mì trắng, một ít trái cây tươi thay vì mứt và bơ, và một ly trà xanh thay vì sô cô la nóng sẽ cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn.