40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc (17/2/1979 - 17/2/2019)

Những mốc chính của cuộc chiến

TP - Sự kiện tháng 2 năm 1979 là một “lát cắt rỉ máu” cứa vào truyền thống bằng hữu tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc. “Ôn cố tri tân”, việc nhìn lại lịch sử không phải khơi lại hận thù, mà là dịp hai nước cùng nhìn nhận, đánh giá, và xem như đó là bài học để không bao giờ xảy ra chiến tranh nữa.

3h30 phút ngày 17/2/1979, phía Trung Quốc sử dụng pháo binh bắn phá một số mục tiêu, sau đó huy động hơn 600.000 quân tiến công sang lãnh thổ Việt Nam.

Trước cuộc tiến công quy mô lớn của Trung Quốc, ngày 17/2/1979, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố nêu rõ: “Quân và dân Việt Nam không có con đường nào khác phải dùng quyền tự vệ chính đáng của mình để đánh trả”.

 Những mốc chính của cuộc chiến ảnh 1 Cả nước vào trận, toàn dân là lính

Sau 10 ngày tiến công không đạt mục tiêu đề ra, ngày 27/2, phía Trung Quốc huy động Quân đoàn 54 dự bị vào hỗ trợ các Quân đoàn 43, 55 tiến công từ ba hướng Đồng Đăng, Cao Lộc, Lộc Bình, nhằm mục tiêu thị xã Lạng Sơn.

Cuối tháng 2, đầu tháng 3/1079, quân Trung Quốc mở nhiều đợt tiến công vào các địa bàn, điểm cao giáp biên giới. Bộ đội địa phương, công an nhân dân vũ trang, dân quân tự vệ chiến đấu dũng cảm, đẩy lùi các đợt tiến công, buộc quân Trung Quốc phải rút về bên kia biên giới.

 Những mốc chính của cuộc chiến ảnh 2  Xác xe tăng Trung Quốc bị bắn gục tại bản Sẩy (Hòa An, Cao Bằng)

Ngày 4/3/1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra lời kêu gọi quân và dân cả nước, trong đó nêu rõ quyết tâm “giữ vững biên cương của Tổ quốc”.

Ngày 5/3/1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng công bố Lệnh tổng động viên trong cả nước. Cùng ngày 5/3, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 83-CP quy định mọi công dân (nam từ 18 đến 45 tuổi, nữ từ 18 đến 35 tuổi) có đủ điều kiện đều gia nhập dân quân du kích tự vệ;…

 Những mốc chính của cuộc chiến ảnh 3 Các thiếu nữ dân tộc Tày chuyển lương thực cho bộ đội

Sáng 5/3, chương trình phát thanh 90 phút thường ngày của Đài tiếng nói Việt Nam phát bản tin đặc biệt kêu gọi: “Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai hãy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ tổ quốc”.

 Những mốc chính của cuộc chiến ảnh 4 Quyết tâm bảo vệ Tổ quốc

Cũng trong ngày 5/3/1979, Trung Quốc bất ngờ tuyên bố rút quân. Ngày 7/3/1979, thể hiện thiện chí hòa bình, Việt Nam tuyên bố cho phép Trung Quốc rút quân. Đến ngày 18/3/1979, về cơ bản Trung Quốc đã rút quân khỏi nước ta.

Mặc dù tuyên bố rút quân, nhưng trên thực tế, từ sau ngày 18/3/1979 phía Trung Quốc vẫn thường xuyên gây xung đột vũ trang, làm cho tình hình luôn căng thẳng, kéo dài đến năm 1989.

 Những mốc chính của cuộc chiến ảnh 5 Quân dân Lạng Sơn bám trụ 7 ngày đêm, vận chuyển hàng chục tấn đạn dược, lương thực tiếp tế cho bộ đội

Từ ngày 5-10/11/1991, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Bằng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là mốc thời gian đánh dấu chính thức bình thường hóa và mở ra một trang sử mới trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

 Những mốc chính của cuộc chiến ảnh 6 Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, năm 1991

Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, về tổng thể, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc khôi phục nhanh, phát triển mạnh.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.