Những lợi ích bất ngờ từ quả táo

Những lợi ích bất ngờ từ quả táo
TPO - Bạn có biết ngoài vị ngọt mát, ăn ngon miệng, táo còn là thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe nói chúng và giảm cân nói riêng.

> Vỏ táo giúp ngừa cao huyết áp

Không phải ngẫu nhiên, New York - thành phố giàu đẹp bậc nhất thế giới được người ta đặt cho biệt danh The Big Apple (quả táo lớn). Và liệu có phải chỉ do sở thích ăn táo mà “người hùng công nghệ” Steve Jobs đặt tên cho một công ty có số vốn hóa lớn nhất mọi thời đại trên thị trường chứng khoán hiện nay là Apple?

Những lợi ích bất ngờ từ quả táo ảnh 1

Bấy nhiêu ví dụ chắc đã khiến bạn thấy rằng táo là loại thực phẩm tốt thế nào khi chúng luôn được sử dụng làm hình ảnh ẩn dụ cho những điều tốt đẹp trên thế giới.

Lợi ích của táo với dáng vóc

1. Giảm mỡ máu (cholesterol)

Một quả táo cỡ trung bình chứa khoảng 4g chất xơ. Một phần trong số chất xơ đó ở dạng Pectin - loại chất xơ hòa tan có tác dụng giảm lượng cholesterol "xấu" – LDL rất đáng chú ý. Pectin ngăn chặn sự hấp thụ Cholesterol giúp cơ thể sử dụng thay vì tích trữ chúng.

2. Giúp no lâu

Lượng lớn chất xơ có trong táo khiến bạn no lâu hơn mà không bị tiêu thụ nhiều calo (một quả táo bình thường chỉ chứa khoảng 95 calo). Chất xơ phức tạp của táo khiến cơ thể phải mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa so với những chất khác như đường hay tinh bột. Trung tâm Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia của Mỹ khuyên rằng những loại thực phẩm chứa ít nhất 3g chất xơ là thực phẩm tốt cho sức khỏe và mỗi người nên ăn khoảng 25-40g chất xơ mỗi ngày.

Những lợi ích bất ngờ từ quả táo ảnh 2

3. Giúp bạn thon gọn hơn

Nghiên cứu gần đây được tiến hành trên chuột cho thấy, một loại axit có trong vỏ táo là Axit Ursolic làm giảm nguy cơ béo phì. Trong báo cáo được đăng tải trên HuffPost UK, các nhà khoa học giải thích, Axit Ursolic thúc đẩy cơ thể đốt cháy calo, tăng việc hình thành cơ và giảm chất béo lâu năm trong cơ thể.

Các lợi ích sức khỏe khác từ táo

- Hỗ trợ “giải quyết” các vấn đề về hô hấp

Theo BBC, ăn ít nhất năm quả táo mỗi tuần giúp phổi hoạt động tốt hơn nhờ chất chống oxy hóa Quercetin có trong vỏ táo (giống với chất có trong hành tây và khoai tây). Lợi ích của táo đối với hệ hô hấp thậm chí còn tuyệt vời hơn nữa: Trong một nghiên cứu năm 2007, người ta thấy rằng những phụ nữ ăn nhiều trái cây, nhất là táo sẽ giúp ngăn chặn bệnh hen suyễn ở thai nhi.

- Tăng cường hệ thống miễn dịch

Giống như cam, táo là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. Mỗi quả táo chứa khoảng 8mg vitamin này, vì thế chúng sẽ cung cấp khoảng 14% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể.

Những lợi ích bất ngờ từ quả táo ảnh 3

- Ngừa ung thư

Thông tin từ WebMD cho biết, năm 2004, các nhà khoa học Pháp đã tìm thấy một chất hóa học trong táo có thể ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết. Và trong năm 2007, một nghiên cứu khác của ĐH Cornell đã tìm thấy thêm hợp chất được gọi là Triterpenoids có khả năng chống lại các bệnh ung thư gan, ruột kết và ung thư vú.

- Giảm nguy cơ mắc tiểu đường

Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ (American Journal of Clinical Nutrition) kết luận, cũng giống như quả lê và quả việt quất, táo có mối liên hệ với việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường túyp 2 nhờ chất chống oxy hóa có tên Anthocyanins. Đó cũng là chất có trong các loại rau và hoa quả màu đỏ, tím và xanh.

- Tốt cho não

Táo kích thích gia tăng sự sản xuất Acetylcholine – chất kết nối các tế bào thần kinh. Vì thế, táo là lựa chọn tốt giúp tăng trí nhớ và giảm tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer – mất trí nhớ khi về già.

Ngọc Linh

Đơn vị tư vấn chuyên môn:

Website: tuvangiamcan.vn

Email: tuvan@tuvangiamcan.vn

Số điện thoại: 04.628.151.22/ 0943.48.49.50

Địa chỉ: Phòng 2203 nhà 24T2 đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội

Theo Quảng cáo
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.