Những hiểu lầm về điếc

Những hiểu lầm về điếc
Có rất nhiều quan niệm sai lầm về điếc (mất thính lực). Những quan điểm dưới đây mới chỉ là những điều phổ biến nhất.

1. Người điếc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu

Mất thính lực là 1 khái niệm rộng. Việc 1 người bị mất khả năng nghe giao tiếp thế nào tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ mất thính lực, phương pháp trợ thính (máy trợ thính, cấy ốc tai), độ tuổi bị mất thính lực, mức độ tham gia huấn luyện phục hồi chức năng thính giác và tình huống giao tiếp.

Phần lớn người bị mất thính lực không sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, nhưng ngôn ngữ này vẫn có vai trò quan trọng cho những ai phụ thuộc vào nó khi giao tiếp.

2. Tăng âm lượng giúp người mất thính lực nghe rõ hơn

Khi tăng âm lượng đến 1 mức nào đấy, chất lượng âm thanh sẽ giảm sút. Để nghe rõ hơn, những người bị mất thính lực nhưng vẫn còn khả năng nghe có thể cần âm thanh được truyền trực tiếp từ micrô đến tai thông qua 1 hệ thống trợ nghe như vòng từ cảm ứng. Ngồi cạnh người nói có thể giúp ích phần nào đấy nhưng không thể thay cho hệ thống trợ thính được. Hét lên hoặc cố nói chậm làm lời nói bị mất tự nhiên, khiến việc đoán lời qua cử động của môi trở nên khó khăn hơn.

3. Các thiết bị trợ thính và các phương pháp cấy ốc tai có thể hồi hoàn toàn phục khả năng nghe

Không giống như người cận đeo kính cận, người bị mất thính lực không thể nghe lại bình thường nhờ đeo thiết bị trợ thính hoặc cấy ốc tai.

Các thiết bị trợ thính làm tăng âm lượng nhưng không cải thiện mức độ rõ ràng của âm thanh một cách đáng kể hoặc mang âm thanh đến gần với người nghe hơn.

Khả năng nghe sau khi cấy ốc tai có thể trở về gần bình thường hoặc chỉ dừng ở mức nghe được âm thanh trong môi trường. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố như lịch sử nghe, độ tuổi bắt đầu bị điếc, thời gian bị mất thích lực và độ tuổi cấy ốc tai.

4. Người bị mất thính lực bị câm, ngu, không biết nói gì, trí lực bị hạn chế và hay gặp thất bại

Khả năng trí tuệ của những người bị mất thính lực cũng giống như dân số nói chung. Những người bị mất thính lực mà không được đối xử đúng mực có thể phản ứng lại 1 cách tiêu cực do không nghe được những gì người khác nói.

Việc nói chuyện với người đi cùng người bị mất thính lực, thay vì nói trực tiếp càng thể hiện rõ thái độ kỳ thị.

5. Những người bị mất thính lực là những người già

Trong số 48 triệu người bị mất thính lực, chỉ có khoảng 30% là từ 65 tuổi trở lên.

6. Khi người bị mất thính lực không nghe rõ 1 điều gì đấy, ta có thể nói với họ là “Điều đấy không quan trọng” hoặc “Tôi sẽ nói điều này sau”

Những người bị mất thính lực cảm thấy khó chịu khi điều mà họ không nghe rõ trước đó không được nhắc lại. Việc nói với họ “Điều đấy không quan trọng” chỉ càng khiến cho họ bức bối thêm. Không nên nói với người bị mất thính lực cái gì là quan trọng.

7. Những người bị mất thính lực đều thô lỗ và bất chấp

Những người bị mất thính lực có thể gián đoạn 1 cuộc nói chuyện vì họ không nghe thấy người nói nói gì, chứ không phải là do họ thô lỗ. Họ cũng có thể lên đứng phía trước để ở gần người nói hơn, giúp họ nghe rõ hơn và đọc môi dễ hơn. Vì vậy mà họ dễ bị cho là bất chấp, có thể làm bất cứ điều gì để đạt được ý mình.

Theo Theo Dân trí
MỚI - NÓNG