Những dụng cụ nấu ăn có thể gây 'trọng bệnh' mà bạn không thể ngờ

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Bạn có đang dùng các loại xoong nồi chống dính, phủ gốm hay làm bằng các chất liệu nhựa, nhôm và đồng? Đây chính là những dụng cụ nấu ăn độc hại bạn vẫn vô tư dùng để chế biến thức ăn mỗi ngày mà không hề biết đấy!

Dụng cụ nấu ăn là vật dụng không thể thiếu trong gian bếp của gia đình. Chúng ta vẫn có xu hướng chọn mua các dụng cụ này ở siêu thị hay đơn giản trong một cửa hàng gần nhà mà không biết rõ loại nồi nào là an toàn cho sức khỏe của mình. Sau đây là những loại dụng cụ nấu ăn độc hại mà bạn nên cân nhắc phòng tránh khi chọn mua.

Dụng cụ nấu ăn chống dính

Nhiều người sử dụng các loại xoong nồi chống dính bởi vì tính thuận tiện và phổ biến. Tuy nhiên, dụng cụ nấu ăn chống dính lại thường chứa Teflon chính là một loại hóa chất cực kỳ nguy hiểm với nguy cơ gây bệnh:

Bệnh cúm Teflon: Các loại đồ nấu nướng bằng Teflon được phủ lớp phủ PTFE (polytetrafluoroethylene), là một polymer nhựa thải ra các loại độc tố khi làm nóng trên 300ºC. Khói độc này có thể gây ra các triệu chứng giống như cúm gọi là cúm Teflon. Chứng bệnh này không chỉ nguy hiểm cho con người mà còn gây tử vong cho chim cảnh như vẹt.

Bệnh ung thư: Một hợp chất hóa học khác được tìm thấy trong đồ nấu nướng Teflon là PFOA (axit perfluorooctanoic), có liên quan đến một số loại ung thư bao gồm ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng.

Nồi nhôm

Với ưu thế là dẫn nhiệt tốt và giá thành rẻ, nồi nhôm được sử dụng khá phổ biến trong căn bếp người Việt. Tuy nhiên, một số cách sử dụng nồi nhôm có thể gây hại cho sức khỏe gia đình bạn.

Nồi nhôm được các nhà khoa học khẳng định là không nên dùng để nấu thực phẩm mặn có nhiều muối, nước mắm, giấm… vì khi nấu sẽ sinh ra muối nhôm gây độc cho cơ thể người.

Đặc biệt, các loại nồi nhôm sản xuất từ nguồn nhôm phế liệu, xử lý không hết tạp chất nếu nhiễm nhôm vào thức ăn sẽ gây hại cho cơ thể. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy khi cơ thể bị nhiễm nhôm cao có thể làm giảm hồng cầu trong máu, làm mất canxi và photpho trong xương.

Những dụng cụ nấu ăn có thể gây 'trọng bệnh' mà bạn không thể ngờ ảnh 1

Nhiều người sử dụng các loại xoong nồi chống dính bởi vì tính thuận tiện và phổ biến. Tuy nhiên, dụng cụ nấu ăn chống dính lại thường chứa Teflon chính là một loại hóa chất cực kỳ nguy hiểm với nguy cơ gây bệnh. Ảnh minh họa: Internet

Nồi đồng

Dụng cụ nấu bằng đồng thường được coi là một lựa chọn lành mạnh để nấu ăn. Đồng có chất lượng để giữ thức ăn nóng trong một thời gian dài. Tuy nhiên, việc nấu thức ăn mặn trong nồi đồng không được khuyến cáo đơn giản chỉ vì i-ốt có trong muối phản ứng nhanh với đồng, giải phóng nhiều hạt đồng hơn. Do đó, bạn phải cẩn thận trước khi nấu trong các dụng cụ như vậy.

Dụng cụ nấu bằng nhựa

Thìa hay bàn xẻng nấu ăn bằng nhựa có thể chảy rất nhanh khi tiếp xúc với nồi hoặc chảo nóng và từ đó dễ dàng giải phóng chất độc vào trong thức ăn.

Giải pháp tốt nhất khi nấu ăn trên bếp nóng là dùng các loại thìa gỗ hoặc bàn xẻng nấu ăn bằng thép không gỉ.

Thớt nhựa thường được xem như dụng cụ an toàn hơn thớt gỗ. Tuy nhiên, khi sử dụng quá nhiều, mặt thớt sẽ trở nên thô nhám và để lại rãnh.

Trong trường hợp như vậy, người nội trợ nên bỏ thớt cũ và mua ngay một chiếc mới bởi vi khuẩn phát triển từ rãnh thớt vô cùng nguy hiểm.

Một số người lại ưa dùng thớt gỗ hơn. Một chiếc thớt gỗ tốt ít để lại các vết cắt và rãnh. Nếu được làu chùi và bảo quản khô ráo, thớt gỗ là dụng cụ không chỉ an toàn mà còn mang tính thẩm mỹ cao.

Những dụng cụ nấu ăn có thể gây 'trọng bệnh' mà bạn không thể ngờ ảnh 2

Các loại nồi nhôm sản xuất từ nguồn nhôm phế liệu, xử lý không hết tạp chất nếu nhiễm nhôm vào thức ăn sẽ gây hại cho cơ thể. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy khi cơ thể bị nhiễm nhôm cao có thể làm giảm hồng cầu trong máu, làm mất canxi và photpho trong xương. Ảnh minh họa: Internet

Hộp đựng thức ăn bằng nhựa

Nhiều hộp đựng thức ăn bằng nhựa chứa bisphenol A (BPA), chất hóa học có liên quan đến một số dị tật bẩm sinh, tổn thương não và nhiều nguy cơ về sức khỏe khác.

Người tiêu dùng được khuyến cáo nên sử dụng đồ đựng thức ăn bằng kính thủy tinh nếu có thể hoặc ít nhất hãy đảm bảo rằng hộp đựng thức ăn bằng nhựa trong nhà bếp của bạn được đánh nhãn “Không có BPA”.

Dụng cụ nấu ăn phủ gốm

Đồ gốm tráng men trông đẹp mắt và có vẻ như là một lựa chọn an toàn lúc đầu. Tuy nhiên, lớp phủ gốm thường có nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Lớp phủ gốm mềm không bền và bắt đầu sứt mẻ sau vài tháng sử dụng. Khi điều đó xảy ra, chì và cadmium đôi khi được tìm thấy trong lớp phủ sẽ lẫn vào thực phẩm của bạn và sau đó đi vào cơ thể bạn.

Nhiễm độc chì là một trong những loại ngộ độc kim loại nguy hiểm nhất và có thể dẫn đến đau bụng, nhức đầu, vô sinh và các biến chứng sức khỏe khác. Trong những trường hợp nặng, bạn có thể hôn mê và tử vong.

Dụng cụ bằng thép không gỉ bị trầy xước

Mặc dù dụng cụ bếp bằng thép không gỉ thường được xem là ưu việt so với nhiều loại chất liệu khác,

nhưng một khi những dụng cụ này bị trầy xước, chúng có thể làm thẩm thấu một số kim loại nguy hiểm như sắt, niken và crôm vào trong thức ăn.

Các bậc phụ huynh được khuyến cáo nên đặc biệt cẩn thận khi sử dụng những dụng cụ này nếu con bạn bị dị ứng với sắt hoặc niken.

MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.