Những điều không nên nói với bệnh nhân ung thư

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Trong một bài phỏng vấn gần đây với chuyên mục sức khỏe của tờ ABC, BS Kerri Parnell đã đưa ra một vài gợi ý về những lời nên và không nên nói với người bị chẩn đoán mắc ung thư.

Bài báo đã tạo ra được một làn sóng phản hồi các lời khuyên từ chính các độc giả mắc bệnh ung thư. BS Kerri Parnell cũng phát hiện bị ung thư năm 2007. Từ đó, bà phải trải qua nhiều biện pháp như cắt khối u, hóa trị, xạ trị, đồng thời cũng nhận được nhiều lời thăm hỏi.

Từ những kinh nghiệm đó, bà đưa ra các lời khuyên về việc nói chuyện với bệnh nhân. Bà khuyên hãy để người bệnh dẫn dắt cuộc trò chuyện và đừng bàn luận nhiều về bệnh tình. “Nếu người bệnh muốn nói về căn bệnh thì họ sẽ nói. Sau đây là một số phản hồi tâm huyết từ những vị độc giả đặc biệt về vấn đề khó nói này:

- Đừng gửi thiệp ghi “Chúc bạn mau khỏe”: Tôi đang trải qua điều trị ung thư và mặc dù sắp có kết quả điều trị, tôi sẽ không thể nào mà sớm khỏi được. Và tất cả thiệp chúc lấp lánh gắn hình gấu và trái tim dễ thương chẳng thể thay đổi được điều này. Tôi hiểu về thành ý của mọi người nhưng tôi chỉ cảm thấy căn bệnh rõ ràng hơn mỗi khi mở thiệp.

bệnh nhân, ung thư, phòng tránh

Hình minh họa

- Đừng bảo người bệnh dũng cảm lên: Đây không phải trận chiến mà họ chọn. Nó chỉ tự đến với họ mà thôi. Dũng cảm không có liên quan gì cả.

- Thật bất ngờ khi biết những người mà bạn tưởng thân thiết với bạn nhường nào lại lẩn đi mất khỏi cuộc đời bạn: Bù lại bạn thấy hạnh phúc thay nhờ những chiếc bánh thịt nguội lạnh mà những người khác mang tới. Đúng vậy, ôm hôn và các cử chỉ yêu thương quý giá hơn ngàn lời khích lệ “hãy dũng cảm lên!”.

- Tôi cũng từng được hỏi, “Kết quả thế nào?”: Lần nào câu này cũng đánh trúng tôi. Phải thừa nhận là tôi không muốn tha thứ cho ai hỏi tôi câu đó. Nên tôi thường đáp lại với vài người bạn là tôi chắc sẽ sống lâu hơn anh đấy.

- Lúc có kết quả chẩn đoán, một người bạn mua cho tôi một chai champagne kèm theo một tờ giấy dặn hãy uống khi kết thúc điều trị. Đó là một thông điệp: Dù biết tương lai của tôi sẽ khó khăn lắm, cô ấy cũng cho tôi lòng tin rằng tôi sẽ vượt qua để sống tiếp. Tôi trận trọng vô cùng món quà đầy tin tưởng chân thành đó.

- Tôi đã từng nghĩ chẳng có cách nào để nói chuyện với người thân bị ung thư. Mẹ tôi từng rất đau lòng khi tôi bảo với mẹ tôi rằng tôi yêu bà ấy. Tuy nhiên, câu nói của tôi chỉ làm bà buồn thêm. Tôi nghĩ chúng ta cần để người đó tự dẫn câu chuyện. Hãy hỏi họ cần gì. Hãy hỏi họ muốn nói về điều gì. Hơn hết, hãy ở bên họ.

- Tôi mắc ung thư và tôi muốn nghe mọi chuyện! Tôi sẽ quyết định cái gì tốt nhất cho tôi. Sống tích cực rất quan trọng cho bản thân chúng ta, dù cho bạn có bị bệnh hay không. Nhiều khi tôi cần được nhắc: “Phải tích cực lên!” bởi không phải lúc nào tôi cũng ghi nhớ được điều đó.

- Với một người còn trẻ, ung thư là kết thúc bi đát đối với các mối quan hệ, công việc, sự nghiệp, tài chính, gia đình, bạn bè, chưa kể đến sức khỏe và bình an. Bảo ai đó tích cực lên trong tình cảnh này chẳng khác gì một cái tát vào mặt họ.

- Đừng nói cho người có chồng mắc ung thư tuyến tiền liệt là có phương pháp điều trị mới hiệu quả.

- Khi bạn đã nhìn nhận mọi chuyện rõ ràng và chấp nhận sự an bài của số mệnh, bạn nhận ra rằng hầu hết các lời trấn an “cô sẽ khỏe thôi” là vì người khác không chịu được điều này. Cách tốt nhất là cứ thẳng thắn, biết lắng nghe và đừng giảm nhẹ bệnh tình của họ.

- Trong một phút yếu lòng, tôi đã thú nhận với một người bạn rằng tôi sợ chết vì ung thư - cô ấy ngay lập tức trả lời: “đừng ngốc thế, ai mà chẳng sợ.” Phải cứng rắn lắm cô ấy mới nói được điều đó.

- Bất cứ khi nào tôi nói mình bị ung thư thì không khí xung quanh cũng chùng hẳn xuống mặc dù tôi không hề tỏ ra buồn bã. Mỗi khi ai đó nói với tôi “Tôi rất tiếc” hay “Tôi có thể làm gì được cho bạn không?” tôi lại cảm nhận được rõ ràng căn bệnh của mình.

- Đừng xem ung thư là án tử nữa. Đó đúng là bệnh mạn tính, cũng như tiểu đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp, v.v...v.v. Xin đừng đối xử với người bệnh ung thư như thể đây là bệnh đặc biệt khủng khiếp. Hãy tỏ ra đồng cảm, hãy cư xử với họ như những con người bình thường chứ đừng nhìn họ như với linh cảm họ sẽ chết vào ngày mai vậy.

Theo Theo PLO
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.