Trong điều kiện sức khỏe bình thường, gan sẽ lọc đồng dư thừa và đưa nó vào mật - một chất lỏng được tiết ra bởi gan, và gan có chức năng giải độc cơ thể qua đường tiêu hóa.
Nếu cơ thể đang bị rối loạn chuyển hóa đồng thì gan sẽ không lọc đồng và nó sẽ tích lũy trong các cơ quan khác nhau của cơ thể. Quá nhiều đồng trong cơ thể có thể gây ra mối đe dọa đến tính mạng về lâu dài.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn chuyển hóa đồng?
Bệnh rối loạn chuyển hóa đồng bị gây ra bởi một đột biến gien lặn di truyền trên NST thường. Trong rối loạn này, đứa trẻ sẽ thừa hưởng đột biến gen từ bố mẹ và nguy cơ mắc rối loạn này là 25 phần trăm.
Nếu chỉ bố hoặc mẹ có gen đột biến, các con sẽ không bị mắc bệnh nhưng có thể thừa hưởng một bản sao đột biến.
Thực phẩm nên tránh sử dụng khi mắc rối loạn chuyển hóa đồng
Khi mắc rối loạn chuyển hóa đồng, bạn cần phải cẩn thận khi tiêu thụ thực phẩm giàu đồng, vì đồng có thể được đưa đến gan và sức khỏe tổng thể sẽ bị đe dọa. Dưới đây là 5 loại thực phẩm giàu đồng mà người bị rối loạn chuyển hóa đồng tuyệt đối không được ăn.
Các loại hạt: Các loại hạt như đậu phộng, hạt đẻ, hạnh nhân… là một lựa chọn thực phẩm lành mạnh trong điều kiện sức khỏe bình thường; nhưng nếu bạn bị rối loạn chuyển hóa đồng thì nên tránh sử dụng chúng, vì 100 gram hạt hỗn hợp có 1,9 mg đồng.
Động vật có vỏ: Các loại động vật có vỏ như cua, tôm hùm, mực ống, vv, có hàm lượng đồng cao (100 gram tôm hùm nấu chín có gần 2 gram đồng) và điều này cực kỳ không tốt cho người bị rối loạn chuyển hóa đồng.
Thịt đỏ: Thịt đỏ như thịt cừu, thịt lợn hoặc thịt bò cũng không phải là một lựa chọn tốt cho những người bị bệnh rối loạn chuyển hóa đồng vì hàm lượng đồng trong loại thực phẩm này rất cao. Khoảng 30 gram thịt bò nấu chín có khoảng 4 mg đồng.
Nấm: 100 gram nấm chứa 0,4-0,5 mg đồng, do đó người mắc rối loạn chuyển hóa đồng nên hạn chế ăn thực phẩm này, tốt hơn hết là không nên ăn.
Chocolate: Ngoài ca cao, sôcôla cũng có hàm lượng đồng cao và do đó, nó không được khuyến nghị sử dụng đối với những người bị bệnh rối loạn chuyển hóa đồng. Chỉ cần 85 gram sôcôla đã có khoảng 0,75mg đồng, trong khi, người có sức khỏe bình thường khuyến cáo chỉ được sử dụng 80% lượng này.
Những điều cần lưu ý
Tránh nước uống có hàm lượng đồng cao. Chọn nước khử khoáng và chưng cất có chứa chỉ khoảng 1 mg đồng mỗi lít.
Tránh uống rượu vì những người có bị rối loạn chuyển hóa đồng sẽ đã có một lá gan xấu. Tiêu thụ rượu sẽ làm tình trạng này càng tồi tệ hơn.
Tránh sử dụng các đồ dùng bằng đồng để nấu ăn.
Tham khảo ý kiến một chuyên gia dinh dưỡng uy tín để giúp kiểm soát mức độ đồng trong chế độ ăn uống của bạn.