Khát nước và đi tiểu nhiều hơn
Khi lượng glucose trong máu tăng, thận sẽ phải làm việc hết sức để lọc nó ra khỏi máu. Khi có quá nhiều glucose trong máu dần dần thận sẽ không thể đáp ứng kịp. Các glucose dư thừa được bài tiết vào nước tiểu cùng với các chất dịch từ cơ thể. Điều này gây ra việc đi tiểu thường xuyên hơn bởi cơ thể bạn cố gắng để “tống khứ” glucose. Bạn bị mất nước mãn tính và sẽ cảm thấy khát nước liên tục.
Thường xuyên cảm thấy đói
Cơ thể của bạn cần phải sử dụng insulin để kéo glucose vào tế bào. Khi bạn thiếu insulin, hoặc kháng insulin, cơ thể không thể lưu trữ glucose ở tế bào. Các tế bào cần glucose cho năng lượng. Bởi bạn không được lưu trữ glucose, cơ thể không có năng lượng cần thiết. Điều này khiến các cơn đói gia tăng như một nỗ lực của cơ thể để tăng lượng calo, cung cấp năng lượng.
Cảm thấy yếu đuối và mệt mỏi
Cùng với việc hay bị đói, suy nhược và mệt mỏi là một kết quả của việc cơ thể bất lực trong việc sử dụng năng lượng (glucose) một cách hợp lý. Nếu không có khả năng để kéo glucose vào trong tế bào, cơ thể không có đủ năng lượng để hoạt động tối ưu. Điều này dẫn đến cơ thể mệt mỏi và suy nhược.
Giảm cân không mong muốn
Điều gì xảy ra khi cơ thể bài tiết glucose dư thừa khi bạn ăn? Nó không được lưu trữ dưới dạng năng lượng cho sau này. Cơ thể đào thải glucose trong nước tiểu và làm giảm lượng calo được hấp thụ vào các tế bào. Điều này có nghĩa là bạn sẽ mất trọng lượng như vậy bởi không thể bù được lượng calo cho những gì đã mất.
Ngứa ran hoặc bị tê
Ngứa ran hoặc tê, hay còn gọi là bệnh thần kinh đái tháo đường là tổn thương thần kinh phát sinh như là một biến chứng của lượng đường trong máu cao. Khi nồng độ glucose trong máu cao, nó cản trở tín hiệu truyền qua dây thần kinh. Ngoài ra, các vách mạch máu nhỏ bị suy yếu, cắt đứt nguồn cung cấp máu cho các dây thần kinh. Điều này thường xảy ra ở chi ngoài cùng, bắt đầu từ bàn chân.
Tầm nhìn bị mờ
Một khu vực khác cực kỳ nhạy cảm với những tác động của glucose trong máu cao là đôi mắt. Các tròng mắt có thể sưng lên và thay đổi hình dạng khiến tầm nhìn của bạn đột nhiên bị mờ.
Chậm lành vết thương hở
Trong một nghiên cứu của Đại học Warwick (Anh), các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng các cơ quan nhận biết nhiễm trùng trở thành 'mù' khi nồng độ glucose tăng cao trong máu. Lượng đường cao ức chế quá trình làm việc bình thường của hệ thống miễn dịch. Điều này làm chậm hoạt động của các tế bào máu trắng và quá trình chữa bệnh bình thường.
Thường xuyên bị nhiễm trùng
Tương tự như việc chậm lành vết thương, nhiễm trùng thường xuyên là một triệu chứng gây ra bởi mức độ đường trong máu tăng. Một phản ứng miễn dịch chậm lại có thể khiến bạn gia tăng khả năng nhiễm trùng thường xuyên, và nhiễm trùng nặng hơn một người có đường huyết ổn định hoặc bình thường.
Da khô, ngứa hoặc có vảy
Cơ thể của bạn được tạo thành từ 50-78% là nước. Do đi tiểu thường xuyên và không lúc nào hết cảm giác khát, dường như tất cả mọi thứ đang diễn ra để cơ thể bạn bị khô. Điều đó bao gồm làn da của bạn. Da khô, ngứa hoặc có vảy là triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường bởi thận bài tiết nước nhiều hơn từ các mô của bạn.
Cảm giác khó chịu
Bạn đã bao giờ ở trong tình trạng cạn kiệt năng lượng và đói? Bạn có thể kiểm chứng chứng rằng mình có thể không phải trong tâm trạng tốt nhất tại thời điểm đó. Bây giờ hãy tưởng tượng ăn uống để bổ sung calo và năng lượng nghĩa là phải được lưu trữ trong các tế bào để giữ cho bạn hoạt động bình thường thì lại bị trục xuất ra khỏi cơ thể. Kết quả là bạn gặp trạng thái xấu tổng thể và dễ bị kích thích khi ở trong trạng thái mất năng lượng.