Những 'đại kỵ' khi uống sữa đậu nành không phải ai cũng biết

Những 'đại kỵ' khi uống sữa đậu nành không phải ai cũng biết
TPO - Sữa đậu nành là thực phẩm bổ dưỡng nhưng không phải ai uống cũng tốt. Đặc biệt có những kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành bạn nên biết để tránh 'rước họa vào thân'.

Uống quá nhiều sữa đậu nành

Sữa đậu nành khá nhiều thành phần khoáng chất, nhưng nếu bạn uống quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Nguyên nhân là sữa đậu nành chứa nhiều chất béo dễ gây béo phì thừa cân cho bạn. Ngoài ra, khi bạn uống nhiều sữa đậu nành sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều, dễ gây sỏi thận, tiêu chảy không lợi cho sức khỏe. Theo các chuyên gia thì mỗi ngày bạn chỉ nên uống một cốc sữa đậu nành là đủ tốt cho sức khỏe.

Uống sữa đậu nành với trứng

Một trong những sai lầm khi uống sữa đậu nành đó là bạn kết hợp giữa sữa đậu nành và trứng. Trong sữa nành chứa nhiều canxi nhưng trứng cũng chứa nhiều canxi và thành phần oxalic khi bạn kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ dễ gây kết tủa, làm canxi bị vón cục gây bệnh sỏi thận cho bạn.

Bởi vậy, bạn chớ dại kết hợp hai thực phẩm này với nhau, bởi thói quen này không khoa học phá hủy chất dinh dưỡng của nhau không có lợi gì cả.

Uống sữa đậu nành khi đói

Một trong những sai lầm khi bạn uống sữa đậu nành chính là uống sữa khi bạn đang đói bụng. Nguyên nhân là khi dạ dày của bạn trống rỗng dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, nếu bạn uống sữa đậu nành có đường sẽ khiến cho dịch vị tiết ra nhiều hơn khiến cho bạn cảm thấy đói nhiều hơn.

Bên cạnh đó, còn dễ gây viêm loét dạ dày tá tràng cho bạn. Bởi vậy, bạn chớ dại uống sữa đậu nành khi đang đói bụng kẻo dễ rước bệnh vào người dễ gây hại sức khỏe.

Uống sữa đậu nành với hải sản

Trong thành phần sữa đậu nành chứa nhiều canxi, hải sản cũng chứa nhiều canxi, tốt cho xương khớp của con người. Nhưng nếu bạn kết hợp giữa sữa đậu nành và hải sản thì sẽ gây đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, cản trở sự hấp thu canxi vào cơ thể dễ gây sỏi thận.

Ngoài ra, khi bạn ăn hải sản với đậu nành còn dễ gây thừa cân béo phì. Đồng thời, dễ gây bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch không tốt cho sức khỏe.

Uống sữa đậu nành khi chưa đun sôi kỹ

Trong sữa đậu nành sống có chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất khác không có lợi cho sức khỏe. Do đó, nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kĩ sẽ gây buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài… thậm chí ngộ độc.

Lưu ý: Chất saponin làm cho đậu nành bị “sôi giả” có nghĩa khi đun chưa sôi nhưng đậu nành đã sủi bọt, khiến cho nhiều người tưởng lầm là đậu nành đã sôi và chín. Do đó, khi đun sôi sữa cũng phải mở nắp để các chất độc hại bốc hơi cùng với hơi nước ra ngoài.

Không nên dùng đường đỏ pha với sữa đậu nành

Trong đường đỏ có chứa các axit hữu cơ như axit lactic , axit axetic… khi kết hợp các chất protein, can-xi sẽ tạo thành các hợp chất biến tính, làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu của hệ tiêu hóa.

Không nên uống thuốc cùng sữa đậu nành

Một số loại thuốc, đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.

Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt

Để giữ ấm sữa, một số người có thói quen lưu trữ trong phích nước để giữ nhiệt tốt hơn. Tuy nhiên, nhiệt độ bên trong phích nước không phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành. Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 – 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.

Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú

Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ. Do đó, các mẹ không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú.

Không kết hợp sữa đậu nành với rau chân vịt

Một số người có thói quen ăn đậu nành kèm với rau chân vịt, nhưng các chuyên gia lại khuyến cáo rằng đây là sự kết hợp nguy hiểm cho dạ dày. Rau chân vịt có chứa axit oxalic, khi kết hợp với canxi trong rau chân vịt sẽ tạo thành chất kết tủa không tan là canxi oxalat trong dạ dày.

Không kết hợp sữa đậu nành với hành lá

Đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng gồm canxi, protein… Nhưng trái lại, hành lá lại chứa rất nhiều axit oxalic. Khi kết những chất này với nhau, lượng axit oxalic trong hành lá sẽ phân hủy canxi trong đậu nành, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu để tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến việc hình thành những kết tủa không tan trong dạ dày của bạn.

Những người nên hạn chế uống sữa đậu nành

Người có dạ dày, đường ruột không tốt

Bởi vì tính chất của sữa đậu nành hơi lạnh nên gây tiêu hóa không tốt. Người có chức năng thận không tốt và hay ợ khí thì nên uống ít sữa đậu nành.

Sữa đậu nành dưới tác dụng của một loại chất xúc tác có khả năng sinh ra khí, vì vậy sẽ gây chướng bụng, người bị tiêu chảy tốt nhất đừng uống sữa đậu nành.

Ngoài ra, viêm dạ dày cấp tính và người viêm bề mặt dạ dày mãn tính không thích hợp uống các thực phẩm chế biến từ sữa đậu nành để tránh kích thích acid dạ dày bài tiết quá nhiều làm cho bệnh tình nặng thêm hoặc làm cho dạ dày, đường ruột chướng khí, đầy hơi.

Người bị gout


Gout là do chất purine chuyển hóa trở ngại nên dẫn đến bệnh tật, trong sữa đậu nành lại chứa purine, purine là do đậu tương nghiền nát chế biến thành, vì vậy người bị Gout nên uống ít sữa đậu nành hoặc các chế phẩm từ sữa đậu nành.

Người đang uống kháng sinh 

Sữa đậu nành nhất định không thể uống cùng với thuốc kháng sinh có chứa erythromycin, bởi vì thuốc kháng sinh và sữa đậu nành sẽ sinh ra phản ứng hóa học. Thời gian cách ly giữa uống sữa đậu nành và thuốc kháng sinh tốt nhất là trên 1 tiếng trở lên.

Người bị ung thư vú

Nguyên nhân có thể do đậu nành có phytoestrogen tác động như kích thích tố estrogen gây ra tương tác và có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.

Những người có tiền sử bệnh lý ung thư vú, buồng trứng và tử cung không nên uống sữa đậu nành.

Người bị loét dạ dày và viêm thận

Những người bị loét dạ dày tốt nhất không nên uống sữa đậu nành bởi một chút đường trong sữa cũng đủ khiến cho những ai bị căn bệnh này đầy bụng, ợ hơi và các triệu chứng khác. Những người bị viêm dạ dày và suy chức năng thận nên cần một chế độ ăn protein thấp trong khi sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu lại rất giàu protein, các chất chuyển hóa của nó sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.

Người bị sỏi thận

Oxalat có trong sữa đậu nành rất dễ kết hợp với canxi trong thận để tạo ra sỏi thận. Vì vậy, những bệnh nhân mắc sỏi thận cũng không nên uống sữa đậu nành.

Phụ nữ có thai


Trong thời kỳ mang thai và đang cho con bú, chỉ nên sử dụng ít và dùng khi thấy cần thiết. Nếu dùng nhiều đậu nành khi mang thai có thể nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi.

Người thiếu kẽm

Trong sữa đậu nành có chất ức chế, đó là saponin hormone và lectin, những chất này đều là chất không tốt cho cơ thể. Cách tốt nhất để đối phó với những chất này là đun nóng nấu sôi sữa đậu nành lên, những người uống sữa đậu nành trong thời gian dài cần nhớ bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm.

Người bệnh đang hồi phục sau khi phẫu thuật hoặc sau khi bị bệnh

Phẫu thuật hoặc người bị bệnh xong đều là nhóm người có sức đề kháng cơ thể rất yếu, chức năng dạ dày đường ruột không tốt, vì vậy trong thời gian khôi phục tốt nhất không nên uống sữa đậu nành tính hàn lạnh, như vậy dễ sinh ra buồn nôn, đau bụng đi ngoài và một số triệu chứng khác...

MỚI - NÓNG