Những 'con sâu' trong ngành CSGT

Cảnh đưa - nhận tiền tại một số chốt CSGT Thái Nguyên
Cảnh đưa - nhận tiền tại một số chốt CSGT Thái Nguyên
Những ’con sâu làm rầu nồi canh’ này đang làm xấu đi hình ảnh của CSGT trong mắt người dân.
Cảnh đưa - nhận tiền tại một số chốt CSGT Thái Nguyên
Cảnh đưa - nhận tiền tại một số chốt CSGT Thái Nguyên. Ảnh: Tiền Phong

Vòi tiền mãi lộ, 2 cựu cảnh sát giao thông đi tù

Ngày 21-9, TAND tỉnh Thanh Hóa mở phiên xét xử vụ nhận hối lộ của tổ 5, Trạm CSGT Quốc lộ 1A, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt CA tỉnh Thanh Hóa (diễn ra vào tối 31-7-2011) tại Quốc lộ 1A.

Các bị can gồm: Lê Hồng Duân (SN 1975, nguyên cán bộ Trạm CSGT Quốc lộ 1A, Phòng CSGT ĐB-ĐS CA tỉnh Thanh Hóa, cấp bậc thiếu tá, đã bị tước danh hiệu CAND), Nguyễn Thanh Hải (SN 1985, nguyên cán bộ Trạm CSGT Quốc lộ 1A, Phòng CSGT ĐB-ĐS Công an tỉnh Thanh Hóa, cấp bậc trung úy, đã bị tước danh hiệu CAND) và Nguyễn Văn Đôi (SN 1963, tỉnh Thanh Hóa, lao động tự do).

Ngày 31-7, dù không có trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát giao thông nhưng Lê Hồng Duân vẫn cho tổ của mình lập điểm kiểm soát trước cửa nhà Nguyễn Văn Đôi trên Quốc lộ 1A để tiến hành dừng, kiểm tra xe.

CSGT ra giá với tài xế xe gỗ dêm 31-7-2011
CSGT ra giá với tài xế xe gỗ dêm 31-7-2011 . Ảnh: PL&XH

Khoảng 19h40, xe gỗ đi từ Đắk Lắk ra Hà Nội của Nguyễn Xuân Tình do Hồ Tấn Phương lái đến địa phận thôn Khoa Trường, xã Tùng Lâm, huyện Tĩnh Gia. Khi xe cách tổ tuần tra kiểm soát của Lê Hồng Duân khoảng 50m thì Duân rọi đèn pin và dùng gậy chỉ huy giao thông ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm soát.

Khi Tình đem giấy tờ cho Duân, Duân gọi và giao Hải kiểm tra tiếp. Lúc này, Tình kẹp 200.000 đồng vào giấy tờ đưa cho Hải. Trong lúc này, Đôi trèo lên cabin, rọi đèn vào thùng xe rồi báo cho Hải biết không phải xe chở gỗ mít như Tình nói. Lúc này, Hải đòi Tình phải đưa 5 triệu. Không đủ tiền, Phương bảo để lại giấy tờ nhưng Hải không đồng ý mà bắt Phương phải viết giấy vay tiền với lãi suất 500.000 đồng/ngày cùng để lại giấy tờ.

Sau khi đã cầm giấy tờ xe, bằng lái và đọc cho Phương viết giấy vay tiền, Đôi mang 5 triệu đồng của mình đưa Hải sau đó theo lời Hải, Đôi cầm tiền này đưa cho Duân. Theo lời Đôi, đây là số tiền mà đối tượng này cho Phương "vay nóng".

Cáo trạng của VKSND tối cao cho rằng: "Hành vi trên đã trực tiếp xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức Nhà nước, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với lực lượng cảnh sát nói riêng và CA nói chung".

Vụ việc đã đưa ra xét xử vào ngày 21 - 9 - 2012, theo đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Duân 36 tháng tù, Hải 30 tháng tù và Đôi 24 tháng tù vì tội nhận hối lộ.

CSGT "làm luật" ở một cung đường Thái Nguyên

CSGT làm luật tại một cung đường ở Thái Nguyên
CSGT làm luật tại một cung đường ở Thái Nguyên. Ảnh: Tiền Phong

Trước đó, ngày 10 - 8, báo Tiền Phong đã đăng bài điều tra thực tế tại một số chốt CSGT Thái Nguyên đóng trên Quốc lộ 3 (thuộc địa phận thị xã Sông Công và huyện Đồng Hỷ).

Theo một clip ghi lại hình ảnh của tổ CSGT huyện Đồng Hỷ, 3 cán bộ chiến sỹ (CBCS) CSGT mặc quân phục đứng, ngồi cạnh ô tô chuyên dụng biển số 20B - 1069. Một người đeo quân hàm thượng sỹ tên Hoàng Kim Trung (số hiệu 171-518) đứng dưới tán cây, đưa tay đón cuốn sổ đăng kiểm từ tài xế xe tải, miệng hỏi “mấy”? (“làm luật” mấy xe-PV), rồi mở cuốn sổ lướt xem có bao nhiêu tiền. Sau khi chất vấn vì sao bảo có 5 ô tô mà chỉ “làm” 4, người này nhanh tay cuộn số tiền, trả sổ cho lái xe.

Lại có cả cảnh chẳng cần sổ đăng kiểm, chỉ cầm theo một tờ giấy trắng bên trong kẹp tiền, lái xe vẫn xuất trình “giấy tờ” để các CSGT trạm Đồng Hỷ kiểm tra. Trong một lần “làm luật”, tài xế còn được người mặc áo cảnh sát “thối” cho vài chục ngàn đồng để uống nước sau khi có lời cò kè.

Một clip khác, vừa thấy xe ô tô 20B-1069 đỗ bên vệ đường, chiếc xe tải vội vàng phanh lại, sổ đăng kiểm được đưa cho một người đeo quân hàm trung úy cảnh sát và biển tên Nguyễn Đức Hiền (số hiệu 171-822) kiểm tra. “…Mấy xe”? “Dạ 3, nhưng một xe trước làm rồi” - tài xế đáp. “Chưa! Nó bảo làm luôn cho nó…”, người mặc áo cảnh sát nói, rồi bảo tài xế đi theo ra sau cánh cửa xe để bổ sung “phí đường bộ”.

Có lẽ do đã đứng nấp sau cửa ô tô khá kín đáo nên người mặc áo cảnh sát thản nhiên cầm 100 ngàn đồng trao tay từ người lái xe, mà không cần vo lại.

Đoạn clip tiếp theo có độ dài hơn 6 phút, cho thấy cảnh một số người mặc sắc phục CSGT đang dọa lập biên bản một tài xế xe tải vì dám “trốn luật”. Trong clip, người đeo quân hàm thiếu úy và biển tên Đỗ Thành Hưng (số hiệu 171-710) hắng giọng hỏi người lái xe sau khi kiểm tra sổ đăng kiểm “Sáng hôm nọ tao bảo như nào?”. Người lái xe ra sức giải thích, rằng hôm trước không phải mình lái xe này nên không biết “sếp” dặn gì. Người mang tên Hưng nói: “Đã bảo biết đường xuống chỗ tao làm mà “làm”.

Một hồi nghe lái xe năn nỉ xin “các sếp thông cảm”, người mang tên Hưng nói: “Thế có bù hôm nọ không? Bù hôm thứ 5 không? Lên xe bàn nhau rồi xuống… Lên xe! lên xe!”. Sau khi tài xế quay lại ô tô, lấy tiền kẹp thêm vào sổ đăng kiểm, người mang tên Hưng mới chấp nhận cầm sổ để lặp lại quy trình “mở ra và trả lại”.

Bị cáo Duân dẫn giải về trại giam
Bị cáo Duân dẫn giải về trại giam. Ảnh: VNE

Tại một clip khác ghi lại hình ảnh tổ công tác CSGT, một người mang quân hàm thiếu úy cảnh sát ngồi trong xe chuyên dụng đang đọc chữ... ngược trên sổ đăng kiểm…

Theo ghi nhận của PV, mỗi xe tải qua các chốt CSGT trên phải “làm luật” theo mức chung 100.000 đồng/ xe. Với một số đoàn xe tải 3-5 xe, chỉ cần một lái xe xuống “làm” chung cho cả đoàn, cứ theo đầu xe tính tiền.

Đến ngày 15 - 8, Công an tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định đình chỉ 4 CSGT do có liên quan trong loạt bài về mãi lộ ở Thái Nguyên mà báo Tiền Phong phản ánh.

Đây là chỉ hai trong những vụ điển hình được báo chí phát giác trong thời gian vừa qua. Trên thực tế, hiện tượng mãi lộ trong CSGT vẫn diễn ra ở các tỉnh thành trong cả nước.

Ngày 28 - 9 - 2011, Bộ Công an đã ban hành Chỉ thị số 12 về tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý vi phạm và các hiện tượng tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ của CBCS CA nhân dân. Ngành CA đã tỏ rõ quyết tâm bằng nhiều giải pháp và hành động, nhưng chắc chắn "công cuộc" chống tiêu cực trong CSGT vẫn là câu chuyện nói dễ, nhưng làm không dễ.

Cảnh sát giao thông: Ngành nhiều tham nhũng nhất

Bốn ngành và lĩnh vực tham nhũng phổ biến nhất là cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng. Bên cạnh đó, bốn ngành ít tham nhũng nhất là bưu điện, báo chí, kho bạc và cảnh sát khu vực.

Thông tin trên được đưa ra tại Họp báo công bố Báo cáo kết quả khảo sát xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Thế giới thực hiện, sáng 20 - 11.
Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
TPO - Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài – Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 đã ký ban hành Thông báo kết luận của Thường trực Ban chỉ đạo thành phố về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố.