Những chuyện chưa kể về 'cuộc chiến' chống Covid-19 cứu bệnh nhân Việt kiều Mỹ

TPO - Xác định yếu tố tâm lý có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh Covid-19, những người thầy thuốc thường xuyên trò chuyện, trao đổi với người bệnh qua nhiều kênh...để họ vượt qua nỗi cô đơn trong phòng cách ly.

Vượt qua nỗi lo lắng...

Mùng 7 Tết (tức ngày 31/1), bệnh viện tiếp nhận người đàn ông 73 tuổi có dấu hiệu nhiễm Covid-19, BS.CKII Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa nhiễm D- Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM nhớ như in thời khắc tiếp nhận người đàn ông này.

Bệnh nhân khai báo họ tên T.H.K (73 tuổi, Việt kiều Mỹ). Khi bay từ Mỹ về Việt Nam ăn tết, ông quá cảnh ở Vũ Hán (Trung Quốc) 2 tiếng. Sau khi đến Việt Nam, đến ngày 26/1 ông bắt đầu ho, không sốt. Khi khám ở một số nơi những không khỏi, ông K được các nhân viên khách sạn nơi ông lưu trú đưa đến Bệnh viện Nhiệt đới khám.

Những chuyện chưa kể về 'cuộc chiến' chống Covid-19 cứu bệnh nhân Việt kiều Mỹ ảnh 1BS.CKII Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa nhiễm D (Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM).

“Lúc nhập viện điều trị, bệnh nhân trong tình trạng hỗ trợ thở oxy, điều trị thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus. Bệnh viện đã lấy dịch phết hầu họng kiểm tra. Qua kết quả xét nghiệm, bệnh nhân dương tính với Covid-19 và được cách ly trong phòng áp lực âm”, ông Phong nhớ lại.

Các thông tin về dịch bệnh được cập nhật liên tục. Những thông tin về việc bệnh lây từ người sang người càng làm cho các bác sỹ lo lắng, việc đảm bảo không bị lây nhiễm chéo cho y bác sỹ điều trị được đặt, lên hàng đầu.

Bằng kinh nghiệm từng vượt qua các đợt dịch như dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) năm 2003, cúm A/H1N1 năm 2009 nên có kinh nghiệm trong việc điều trị viêm hô hấp cấp, dịch cúm…Lo lắng cũng tạm thời qua đi đối với các y bác sỹ.

Những chuyện chưa kể về 'cuộc chiến' chống Covid-19 cứu bệnh nhân Việt kiều Mỹ ảnh 2
Bệnh nhân nhiễm Covid-19 trong phòng cách ly

Theo ông Phong, ban đầu các bác sỹ có lo lắng nhưng nhiệm vụ hàng đầu là kiểm soát được tình hình, tránh lây lan chéo và giữ được mạng sống cho người bệnh là trên hết.

Những ngày sau đó là ‘cuộc chiến’ thực sự với ‘thần chết’. Bệnh nhân lớn tuổi, dự hậu sẽ khác với những đối tượng khác. Hơn nữa ông nhập viện trong tình trạng sức khỏe không tốt nên bác sĩ điều trị phải lựa chọn phác đồ tối ưu nhất và linh động nhất có thể để phù hợp với người bệnh. Những cuộc hội chẩn với các chuyên gia thường xuyên để đánh giá tình hình bệnh tình.

Yếu tố tâm lý rất quan trọng trong điều trị

Khoa nhiễm D đã bố trí ê-kip tham gia điều trị cho ông T.H.K, gồm 6 bác sĩ, 10 điều dưỡng và 2 hộ lý thăm khám, chăm sóc liên tục cho BN trong suốt 21 ngày đêm. Bác sỹ Nguyễn Thanh Phong khẳng định: “Chúng tôi lao vào công việc, làm sao khống chế được dịch bệnh, điều trị cho bệnh nhân mau khỏi bệnh là mục đích cuối cùng. Mình là bác sĩ, mình không làm thì ai vào đây làm”.

Những chuyện chưa kể về 'cuộc chiến' chống Covid-19 cứu bệnh nhân Việt kiều Mỹ ảnh 3
Điều dưỡng Vũ Hoàng Đức kể lại những ngày chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19

BS.CKII Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa nhiễm D Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM nhấn mạnh rằng vấn đề tâm lý của bệnh nhân vào thời điểm cách ly điều trị là rất quan trọng.

 Phòng điều trị chỉ có một mình bệnh nhân, hoàn toàn tách biệt với bên ngoài, thậm chí không biết ngày hay đêm, xung quanh là bốn bức tường. Hơn 20 ngày trong phòng cách ly đặc biệt, lại ở một mình càng khiến tâm lý người bệnh căng thẳng. Vì vậy, ngoài tìm phác đồ hiệu quả, các y bác sỹ còn phải sử dụng các liệu pháp tâm lý giúp người bệnh bớt căng thẳng, trở nên vui vẻ và tin tưởng vào người điều trị.

Những chuyện chưa kể về 'cuộc chiến' chống Covid-19 cứu bệnh nhân Việt kiều Mỹ ảnh 4BS.CKII Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa nhiễm D (Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM) gọi điện vào phòng cách ly

Từ những cuộc trò chuyện tại phòng cách ly của bác sỹ vào thăm khám, đến những anh chị hộ lý, điều dưỡng ân cần trò chuyện để người bệnh không cảm thấy cô đơn. Họ còn để lại số điện thoại và dặn: ‘Khi nào chú thấy buồn cứ gọi tụi con’.

Dù đã xuất viện nhiều ngày qua, điều dưỡng Vũ Hoàng Đức (Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Nhiệt đới) cho biết, chú Tạ Hoa Kiên vẫn thường xuyên gọi điện thoại về khoa trò chuyện, ‘báo cáo’ sức khỏe chú vẫn tốt. Anh chị em trong khoa cũng nhấc máy gọi hỏi thăm: “Hôm nay sức khỏe của chú có tốt không? Chú có còn ho, còn đau nhức chỗ nào không?”.

Ngày xuất hiện, ông T.K.H ôm từng bác sĩ, điều dưỡng để gửi lời tri ân. “Tôi không chỉ cảm ơn mà phải ngàn lần nói lời tri ân đến các bác sĩ. Những người đã cứu và đưa tôi từ cõi chết trở về, cho tôi sự sống một lần nữa. Tôi muốn gửi lời tri ân đến bác sĩ và bệnh viện vì không quản ngại khó khăn cứu chữa cho tôi”, ông xúc động nói.

MỚI - NÓNG