Những cách uống cà phê 'hạ độc' cơ thể, dừng lại ngay kẻo ân hận mấy cũng muộn

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Theo các chuyên gia, có những nhóm người không nên uống cà phê. Bởi món đồ uống này không giúp họ khỏe, mà còn gây nguy hiểm và có thể làm bệnh trầm trọng hơn. Ngoài ra, khi uống cà phê bạn chớ dại mắc phải những sai lầm này kẻo hối hận không kịp.

Không nên uống cà phê vào sáng sớm

Nếu bạn nghĩ là vừa ngủ dậy còn lơ mơ, uống cà phê sẽ giúp tỉnh táo thì đã nhầm to. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống cà phê ngay sau khi thức dậy có thể khiến bạn cảm thấy chán nản và bồn chồn, cũng như sụt giảm năng lượng tích cực chỉ vài giờ sau đó.

Lý giải một cách khoa học thì là, khi bạn vừa thức dậy, lượng cortisol trong cơ thể tăng cao (đây là loại hormone khiến bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi). Nếu bạn bổ sung caffein ngay lúc này sẽ làm tăng mức cortisol khiến tâm trạng bồn chồn, hồi hộp, lo lắng. Vì thế hãy chắc chắn không tìm đến cà phê một cách vội vàng mỗi sáng. Thay vào đó, bạn thử tập ngủ sớm vào tối hôm trước đi. Thói quen khoa học đó sẽ giúp cơ thể nạp đủ năng lượng mỗi sáng hơn đấy.

Tránh xa cà phê sau 3h chiều

Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tác động kích thích lên thần kinh của cà phê có thể kéo dài đến 6 giờ sau khi uống. Bởi thế, nếu bạn muốn ngủ lúc 9h tối thì đừng dại uống cà phê sau 3 chiều.

Tốt nhất bạn nên ngừng uống cà phê từ sau 2h chiều. Nếu cảm thấy tinh thần không được tốt và uể oải, hãy thử uống trà xem sao. Trà xanh cũng có một phần caffein (1/3) nên có thể giúp bạn khắc phục được cơn buồn ngủ cũng như sự chán nản, uể oải của buổi chiều đấy.

Những cách uống cà phê 'hạ độc' cơ thể, dừng lại ngay kẻo ân hận mấy cũng muộn ảnh 1

Nếu bạn nghĩ là vừa ngủ dậy còn lơ mơ, uống cà phê sẽ giúp tỉnh táo thì đã nhầm to. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống cà phê ngay sau khi thức dậy có thể khiến bạn cảm thấy chán nản và bồn chồn, cũng như sụt giảm năng lượng tích cực chỉ vài giờ sau đó. Ảnh minh họa: Internet

Thời gian của bữa cơm tối

Nhiều người có thói quen sau bữa cơm tối sẽ thưởng thức cà phê để cho dễ tiêu hóa. Nhưng bạn không nên lựa chọn khoảng thời gian này bởi điều này sẽ có thể cản trở sự hấp thu sắt trong cơ thể. Khi uống cà phê bạn nên duy trì một khoảng cách giữa giờ ăn và lượng cà phê, nhất là đối với cà phê chứa đường và sữa.

Ngoài ra, việc bạn uống cà phê vào buổi tối có thể khiến bạn mất ngủ hoàn toàn hoặc ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ do cảm giác bồn chồn mà cà phê gây ra.

Uống cà phê quá nhiều

Cà phê nếu uống đúng có thể rất tốt cho sức khỏe của bạn, nhưng nếu uống quá nhiều có thể khiến bạn mệt mỏi đau đầu, buồn nôn, mất ngủ, tim đập nhanh… Thậm chí bạn còn có nguy cơ bị đau dạ dày ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Những cách uống cà phê 'hạ độc' cơ thể, dừng lại ngay kẻo ân hận mấy cũng muộn ảnh 2

Do cà phê thường có vị đắng nên nhiều người thường bỏ rất nhiều đường sữa. Nhưng nếu bạn uống quá nhiều đồ ngọt sẽ có thể khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng cao, gây béo phì, tim mạch. Ảnh minh họa: Internet

Thêm nhiều vị ngọt vào cà phê

Do cà phê thường có vị đắng nên nhiều người thường bỏ rất nhiều đường sữa. Nhưng nếu bạn uống quá nhiều đồ ngọt sẽ có thể khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng cao, gây béo phì, tim mạch.

Những người nên tránh xa cà phê

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

Theo các bác sỹ nhi khoa, khi người mẹ uống cà phê, chất cafein có thể trực tiếp đi vào thai nhi thông qua nhau thai và hưởng đến sức khỏe của bé. Nhiều nghiên cứu cho thấy cafein thể kìm hãm sự phát triển của thai thông qua các tác động bất lợi lên hệ tim mạch và hệ sinh sản. Những người mẹ uống nhiều cà phê lúc mang thai thường có các em bé nhẹ cân hơn so với người không uống.

Ngoài ra, các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú cũng không nên uống cà phê. Bởi chất cafein trong thức uống này có thể thông qua máu đi vào sữa mẹ. Do chức năng chuyển hóa và chức năng bài tiết của thận ở trẻ còn yếu, do đó sẽ khiến trẻ khi bú sữa mẹ có thể phát sinh tâm trạng căng thẳng, dễ cáu, lo lắng hoặc hiếu động. Trong trường hợp không thể cưỡng lại thì bạn có thể cho bé bú trước khi uống cà phê, đồng thời uống bổ sung thêm nhiều nước sau đó để loại bớt chất cafein ra ngoài.

Những cách uống cà phê 'hạ độc' cơ thể, dừng lại ngay kẻo ân hận mấy cũng muộn ảnh 3

Các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú cũng không nên uống cà phê. Bởi chất cafein trong thức uống này có thể thông qua máu đi vào sữa mẹ. Do chức năng chuyển hóa và chức năng bài tiết của thận ở trẻ còn yếu, do đó sẽ khiến trẻ khi bú sữa mẹ có thể phát sinh tâm trạng căng thẳng, dễ cáu, lo lắng hoặc hiếu động. Ảnh minh họa: Internet

Người đau dạ dày

Nếu bạn bị đau dạ dày thì càng không được dùng cà phê. Bởi caffein trong cà phê giúp lợi tiểu, khiến bạn "đi" nhiều lần, càng gây mất nước. Mà bạn cần nhớ rằng cơ thể phải đủ nước thì hệ thống miễn dịch mới hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, Cafein cũng sẽ kích thích tiết acid gastric, bất lợi đối với quá trình bình phục của bệnh nhân.

Không chỉ vậy, nhiều axit được tìm thấy trong hạt cà phê có thể gây kích ứng dạ dày và niêm mạc ruột non. Uống cà phê khi dạ dày trống rỗng có thể kích thích dạ dày tăng tiết axit.

Đặc biệt, uống cà phê cũng có thể gây kích ứng niêm mạc ruột non, gây tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích. Trào ngược axit và ợ nóng có thể được gây ra bởi cà phê bởi nó làm giãn cơ vòng thực quản dưới. Các cơ vòng này sẽ đóng kín lại sau khi chúng ta ăn để ngăn không cho thức ăn và axit trong dạ dày trào ngược lên trên thực quản.

Nhóm người trong độ tuổi trung niên và cao tuổi

Mặc dù nhiều người tuổi trung niên đến cao tuổi có thói quen uống cà phê từ khi còn trẻ, tuy nhiên vào giai đoạn này, do tuổi cao và sức khỏe thể chất giảm sút, chất lượng giấc ngủ cũng có xu hướng suy giảm rõ ràng, thậm chí nhiều người già xuất hiện dấu hiệu mất ngủ nghiêm trọng. Do đó, cà phê không còn là thức uống phù hợp với nhóm đối tượng này nữa.

Theo các chuyên gia y tế, uống cà phê có thể làm kích thích hệ thống thần kinh, làm tăng rối loạn tự trị ở người già, khiến họ làm mất đi nhịp hoạt động bình thường của cơ thể, từ đó không chỉ gây mất ngủ mà còn xuất hiện các triệu chứng bất ổn khác.

Những cách uống cà phê 'hạ độc' cơ thể, dừng lại ngay kẻo ân hận mấy cũng muộn ảnh 4

Nếu bạn bị đau dạ dày thì càng không được dùng cà phê. Bởi caffein trong cà phê giúp lợi tiểu, khiến bạn "đi" nhiều lần, càng gây mất nước. Mà bạn cần nhớ rằng cơ thể phải đủ nước thì hệ thống miễn dịch mới hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, Cafein cũng sẽ kích thích tiết acid gastric, bất lợi đối với quá trình bình phục của bệnh nhân. Ảnh minh họa: Internet

Nhóm người có bệnh tim mạch

Cà phê cũng có thể gây ra sự kích thích lên hệ thần kinh trung ương và cả hoạt động, chức năng của hệ thống tim mạch. Bệnh nhân bệnh tim vốn dĩ có các rào cản chức năng tim riêng, lượng caffeine chứa trong cà phê lớn sẽ làm tăng thêm sự kích thích lên hoạt động của tim. Do đó, những người bị rối loạn tim mạch hoặc không dung nạp caffeine thì không nên uống cà phê.

Người bị bệnh suy thận và sỏi thận

Người mắc bệnh suy thận nếu có hiện tượng potassium huyết cao, cần phải phối hợp chế độ ăn uống hạn chế potassium. Hàm lượng potassium trong cà phê cao, do đó nên tránh uống.

Ngoài ra, caffeine trong cà phê không chỉ có thể tạo ra sự kích thích các tế bào não, dẫn đến tâm trạng vui mừng, quá khích, mà còn có thể kích thích hoạt động của chức năng thận, cơ quan trao đổi chất của cơ thể.

Đặc biệt là ở nam giới và phụ nữ tuổi trung niên trở lên, cùng với độ tuổi ngày càng cao, cơ thể đã ít nhiều có những vấn đề về sức khỏe, chức năng thận suy giảm, nếu như không chú ý tới lời khuyên này, uống cà phê với số lượng và tần suất cao có thể dẫn đến việc làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Những cách uống cà phê 'hạ độc' cơ thể, dừng lại ngay kẻo ân hận mấy cũng muộn ảnh 5

Cà phê cũng có thể gây ra sự kích thích lên hệ thần kinh trung ương và cả hoạt động, chức năng của hệ thống tim mạch. Bệnh nhân bệnh tim vốn dĩ có các rào cản chức năng tim riêng, lượng caffeine chứa trong cà phê lớn sẽ làm tăng thêm sự kích thích lên hoạt động của tim. Do đó, những người bị rối loạn tim mạch hoặc không dung nạp caffeine thì không nên uống cà phê. Ảnh minh họa: Internet

Người bị loãng xương

Uống cà phê có chứa caffeine có thể làm tăng lượng canxi được đưa ra ngoài qua nước tiểu nói cách khác sự có mặt của cà phê sẽ ngăn cản sự hấp thu canxi ở ruột. Điều này có thể làm suy yếu xương. Chính vì vậy, nếu bạn bị loãng xương thì tốt nhất nên hạn chế tiêu thụ caffeine ít hơn 300mg mỗi ngày (khoảng 2-3 tách cà phê).

Người mắc bệnh đái tháo đường

Cafein có thể giảm quá trình tiết insulin trong tuyến tụy, giảm lượng dung nạp glucose khiến đường huyết tăng lên.

Nhóm người có bệnh về tâm lý, tâm thần và động kinh

Cà phê vốn là một chất có thể gây kích thích thần kinh, nếu như nhóm người có bệnh về thần kinh mà sử dụng thêm cà phê, vô tình sẽ làm tăng nặng thêm các triệu chứng bệnh, gây rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng và khiến việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.

Đặc biệt, đối với bệnh động kinh, Cafein có trong cà phê có thể kích thích hoạt động của hệ thần kinh trung ương, gây co rút mạch máu, giảm lưu lượng máu ở não, rất bất lợi với người mắc căn bệnh này.

MỚI - NÓNG