Những bữa cơm có thịt của học trò vùng cao

Bữa ăn của những cô cậu học trò vùng cao huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi Ảnh: Nguyễn Ngọc
Bữa ăn của những cô cậu học trò vùng cao huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi Ảnh: Nguyễn Ngọc
TP - Thay vì chỉ có cơm trắng với muối ớt hay mì tôm sống lót dạ, những năm trở lại đây, học sinh người dân tộc thiểu số ở vùng cao Ba Tơ, của trường TH và THCS Ba Lế (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) được ăn những bữa cơm trưa có đầy đủ canh, rau, cá, thịt.

Chính sách của nhà nước đã tạo nên “luồng gió ấm” cho học sinh vùng cao đặc biệt khó khăn ở Ba Tơ. Một học sinh bán trú được hỗ trợ 12.000 đồng cho mỗi bữa ăn. Số tiền này không nhiều nhưng các em đã có được bữa cơm ngon.

Sau giờ học buổi sáng, 45 học sinh bán trú của trường TH và THCS Ba Lế lại tập trung ở nhà ăn phụ giúp nhân viên cấp dưỡng lo bữa cơm trưa. Các em tự giác sắp xếp bàn ăn, chén đũa, bưng bê thức ăn rồi cùng nhau ăn bữa trưa khá vui vẻ.

Mỗi bàn 6 học sinh ngồi chung thành một mâm cơm với thức ăn gồm canh cá, rau xào, thịt kho. Nhìn những đĩa thức ăn đầy đặn có lẽ ít ai nghĩ đến giá thành mỗi mâm cơm chỉ vỏn vẹn 72.000 đồng.

Sau mỗi bữa ăn, các em tự rửa chén, dọn dẹp nhà ăn thật sạch rồi mới về phòng nghỉ trưa chuẩn bị cho giờ học buổi chiều. Những căn phòng bán trú tuy cũ nhưng rất sạch và ngăn nắp.

Em Nguyễn Thị Hạnh cho biết: “Nhà cháu rất xa không thể đi về nên cháu được ở bán trú tại trường. Ở đây thầy cô lo cho chúng cháu từng miếng ăn, ở, học tập nên ai cũng thích. Cơm trường nấu rất ngon, mỗi bữa lại có những món khác nhau. Hôm nào cháu cũng ăn rất no mà không lo thiếu cơm, chúng cháu rất vui và rất muốn đến trường”.

Ba Lế là một trong những xã khó khăn nhất của huyện miền núi Ba Tơ. Với địa hình phức tạp, nhiều sông suối nên đường đến trường của các em vô cùng cách trở và khó khăn, nhiều học sinh phải mất từ 2-3 tiếng đi bộ đến trường. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh đi học không đều hoặc bỏ học. Vì vậy, nhà trường đã khắc phục khó khăn để tổ chức bán trú cho số học sinh có nhà xa trường.

Thầy Nguyễn Hải Dương - trường TH và THCS xã Ba Lế, cho hay: “Gạo cho bữa ăn là nguồn gạo được cấp từ Nghị định 116 của Chính phủ, nếu thiếu thì phụ huynh học sinh sẽ hỗ trợ thêm. Tuy ở miền núi xa xôi nhưng nhà trường tìm được đơn vị cung cấp thực phẩm giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng cho bữa ăn của các em đầy đủ nhất có thể. Chúng tôi cũng kêu gọi các cá nhân, tổ chức hảo tâm hỗ trợ thêm để đầu tư cơ sở vật chất, mua vật dụng sinh hoạt cho các em”.

Từ khi những học sinh có nhà xa trường được ở bán trú, được thầy cô chăm lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ thì tình trạng đi học không đều hay số học sinh bỏ học đã giảm.                                   

MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.