TPO - Bộ Tài chính vừa đưa ra lấy ý kiến đề xuất, với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh qua mạng (bán hàng online) có giá trị từ 1 triệu đồng trở lên/lần, hoặc dưới 1 triệu đồng nhưng giao dịch nhiều lần trong ngày, người kinh doanh phải kê khai và nộp thuế. Tuy nhiên, những tổ chức, cá nhân kinh doanh online nào mới phải kê khai, nộp thuế?
Hiện kinh doanh qua mạng (hay kinh doanh online) khá phổ biến, nhiều cá nhân, tổ chức đã đăng ký và kê khai thuế có cửa hàng kinh doanh, vẫn mở thêm các tài khoản trên mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, kế nối khách hàng. Nhưng cũng có người không có cửa hàng, không đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế nhưng dùng tài khoản trên các trang mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm, dịch và giao dịch mua – bán.
Điều này khiến nhiều người băn khoăn, đã đăng ký kinh doanh, kê khai nộp thuế ở cửa hàng, nay giới thiệu sản phẩm và kết nối khách hàng qua mạng có thể bị tính thuế lần 2.
Trả lời báo chí, ông Viên Viết Hùng, Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội cho biết, sau khi rà soát toàn bộ tài khoản đang hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội (như Facebook, Youtube, Zalo…), cơ quan thuế sẽ loại những chủ tài khoản đã đăng ký kinh doanh và kê khai thuế theo tên người, số điện thoại, địa chỉ kinh doanh…
Theo đó, hiện Hà Nội có trên 13.400 chủ tài khoản Facebook đang hoạt động kinh doanh, qua rà soát đã loại 1.950 cá nhân đã đăng ký và được cấp mã số thuế. Những tài khoản còn lại, theo ông Hùng, tháng 6 vừa qua, Cục Thuế Hà Nội đã gửi tin nhắn thông báo, hướng dẫn các chủ tài khoản này đăng ký và kê khai thuế.
Để đảm bảo tính công bằng, chính xác giữa các cá nhân kinh doanh qua mạng, ông Hùng cho biết, Cục Thuế Hà Nội đã triển khai áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập thông tin tài khoản kinh doanh. Đồng thời phối hợp các cơ quan liên quan để kiểm soát thông tin chính xác nhất.
“Việc triển khai sẽ được thực hiện theo từng bước, có lộ trình, đảm bảo hướng dẫn và quản lý triệt để các cá nhân kinh doanh qua mạng theo quy định, không đánh trống bỏ dùi. Đồng thời cũng đảm bảo sự công bằng giữa cá nhân kinh doanh đã đăng ký thuế và cá nhân không đăng ký thuế”, ông Hùng khẳng định.
Ngoài ra, theo lãnh đạo Cục Thuế Hà Nội, việc phối hợp giữa cơ quan thuế với những doanh nghiệp cung cấp mạng xã hội cũng rất cần thiết. Cục Thuế Hà Nội sẽ tham mưu với Tổng cục Thuế xây dựng các phương án trình Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan trong quá trình xây dựng cơ chế phối hợp, quản lý thuế của hoạt động kinh doanh qua mạng.
Điều này khiến nhiều người băn khoăn, đã đăng ký kinh doanh, kê khai nộp thuế ở cửa hàng, nay giới thiệu sản phẩm và kết nối khách hàng qua mạng có thể bị tính thuế lần 2.
Trả lời báo chí, ông Viên Viết Hùng, Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội cho biết, sau khi rà soát toàn bộ tài khoản đang hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội (như Facebook, Youtube, Zalo…), cơ quan thuế sẽ loại những chủ tài khoản đã đăng ký kinh doanh và kê khai thuế theo tên người, số điện thoại, địa chỉ kinh doanh…
Theo đó, hiện Hà Nội có trên 13.400 chủ tài khoản Facebook đang hoạt động kinh doanh, qua rà soát đã loại 1.950 cá nhân đã đăng ký và được cấp mã số thuế. Những tài khoản còn lại, theo ông Hùng, tháng 6 vừa qua, Cục Thuế Hà Nội đã gửi tin nhắn thông báo, hướng dẫn các chủ tài khoản này đăng ký và kê khai thuế.
Để đảm bảo tính công bằng, chính xác giữa các cá nhân kinh doanh qua mạng, ông Hùng cho biết, Cục Thuế Hà Nội đã triển khai áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập thông tin tài khoản kinh doanh. Đồng thời phối hợp các cơ quan liên quan để kiểm soát thông tin chính xác nhất.
“Việc triển khai sẽ được thực hiện theo từng bước, có lộ trình, đảm bảo hướng dẫn và quản lý triệt để các cá nhân kinh doanh qua mạng theo quy định, không đánh trống bỏ dùi. Đồng thời cũng đảm bảo sự công bằng giữa cá nhân kinh doanh đã đăng ký thuế và cá nhân không đăng ký thuế”, ông Hùng khẳng định.
Ngoài ra, theo lãnh đạo Cục Thuế Hà Nội, việc phối hợp giữa cơ quan thuế với những doanh nghiệp cung cấp mạng xã hội cũng rất cần thiết. Cục Thuế Hà Nội sẽ tham mưu với Tổng cục Thuế xây dựng các phương án trình Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan trong quá trình xây dựng cơ chế phối hợp, quản lý thuế của hoạt động kinh doanh qua mạng.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, hiện nay trình độ kỹ thuật của ngành Thuế còn thấp nên khó truy tìm được các giao dịch trên mạng. Người kinh doanh giờ không công khai giá trên Facebook, tăng cường giao dịch bằng tiền mặt thay vì ngân hàng… để tránh bị giám sát. “Cần có quy định cho các cá nhân kinh doanh online phải kê khai, đến một mức nhất định thì mới phải nộp thuế. Như vậy sẽ dần kiểm soát được nguồn thu”, vị chuyên gia nhận định.
Các loại thuế, lệ phí người kinh doanh qua mạng có thể phải nộp bao gồm: Lệ phí môn bài từ 300.000 đến 1 triệu đồng/năm (tùy doanh thu); thuế giá trị gia tăng từ 1% đến 5% trên giá bán (tùy loại hàng hóa, dịch vụ); thuế thu nhập cá nhân từ 0,5% đến 2% (tùy hàng hóa, dịch vụ)...