Nhức nhối vi phạm trật tự xây dựng: Không để 'trên nóng, dưới lạnh'

0:00 / 0:00
0:00
Dự án khu đô thị An Lạc Green Symphony, xã Vân Canh, huyện Hoài Ðức đã cho xây “chui” nguyên một hầm chung cư diện tích 6.117m2
Dự án khu đô thị An Lạc Green Symphony, xã Vân Canh, huyện Hoài Ðức đã cho xây “chui” nguyên một hầm chung cư diện tích 6.117m2
TP - Quản lý trật tự xây dựng (TTXD) là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà thành phố Hà Nội tập trung giải quyết. Ðể cụ thể hóa Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị 03 về chỉnh trang, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025. Ðề cao trách nhiệm người đứng đầu

Theo đó, thành phố sẽ tập trung giải quyết các vấn đề dân sinh, các vụ việc được HĐND thành phố, cử tri, cơ quan báo chí quan tâm; triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch chuyên đề và chỉ đạo của UBND thành phố về quản lý TTXD.

Cùng đó, Thành ủy Hà Nội đã yêu cầu Sở Xây dựng tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, phối hợp hướng dẫn, đôn đốc cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý TTXD; kịp thời tổng hợp báo cáo tình hình đồng thời đề xuất Thành ủy, UBND, HĐND thành phố các biện pháp hiệu quả để nâng cao quản lý. Đồng thời kiến nghị các cấp có thẩm quyền hoàn thiện hệ thống pháp luật, văn bản pháp lý để điều chỉnh những bất cập.

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Nguyễn Việt Hà, đối với vi phạm trật tự đô thị, lãnh đạo nhiều phường thường có thói quen đổ lỗi cho tập thể. Để khắc phục, Thường trực Quận ủy đã giao nhiệm vụ trực tiếp cho người đứng đầu các phường trong công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn. Trước buổi giao ban, các Phó Chủ tịch UBND quận được phân công phụ trách các phường phải tiến hành kiểm tra, rà soát công tác quản lý trật tự đô thị tại địa bàn mình phụ trách. Phường nào để vi phạm trật tự đô thị diễn ra trong thời gian dài, gây bức xúc cho người dân thì người chịu trách nhiệm đầu tiên là Phó Chủ tịch UBND quận phụ trách địa bàn đó rồi đến cá nhân khác.

Cùng với việc Thủ tướng tiếp tục đồng ý cho Hà Nội thí điểm mô hình “đưa đội ngũ thanh tra xây dựng về quận huyện quản lý”, việc gắn trách nhiệm quản lý trật tự đô thị với các cấp chính quyền cơ sở đã nâng cao tính chủ động, tính chịu trách nhiệm toàn diện của Chủ tịch UBND cấp quận huyện, xã phường, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với TTXD tại địa phương.

Nhức nhối vi phạm trật tự xây dựng: Không để 'trên nóng, dưới lạnh' ảnh 1
Dự án khu đô thị An Lạc Green Symphony, xã Vân Canh, huyện Hoài Ðức đã cho xây “chui” nguyên một hầm chung cư diện tích 6.117m2

Vẫn còn tình trạng báo cáo thiếu trung thực

Cần nhìn nhận thực tế, vi phạm TTXD giảm mạnh qua từng năm, ít công trình lớn sai phạm nhưng các vi phạm vẫn diễn ra ngày càng tinh vi, khó kiểm soát.

Mới đây, chủ đầu tư dự án khu đô thị An Lạc Green Symphony, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức đã cho xây “chui” nguyên một hầm chung cư diện tích 6.117m2. Việc này chỉ được phát hiện khi cơ quan báo chí phản ánh. Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Anh đã ký quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty CP đầu tư An Lạc với số tiền là 40 triệu đồng. Sau khi nộp phạt, công trình không bị cưỡng chế theo quy định mà được chờ... hợp thức hóa.

Tại quận Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, nhiều công trình sai phạm theo diện cơi nới không gian, lấn chỉ giới đường đỏ, tăng thêm tầng nhưng không bị xử lý do thi công theo diện sửa chữa. Tiêu biểu là ngôi nhà 5 tầng số 477 Hồng Hà (phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm) nằm trong khu vực đê sông Hồng chỉ được cấp phép 4 tầng. Thế nhưng chủ nhà đã tự ý cơi nới tầng 5. Sau thời gian sử dụng, chủ công trình có đơn xin cải tạo, sửa chữa, UBND phường Phúc Tân cho phép hợp thức hóa công trình 5 tầng, 1 tum.

Ở các khu vực ngoại thành, hoạt động xây dựng trái phép, sử dụng đất sai mục đích, san lấp ao hồ diễn ra công khai, táo tợn hơn. Ghi nhận trên địa bàn huyện Sóc Sơn, chỉ trong nửa đầu năm 2021, đã có 38 vụ “xẻ thịt” lòng hồ, lấn chiếm đất nông nghiệp được phát hiện. Riêng khu vực hồ Đồng Đò (xã Minh Trí) là nơi tập trung nhiều vi phạm nhất với 27 vụ vi phạm, một số vi phạm có thể kể đến: Trường hợp của bà Lê Thị Lan Hương (Khu biệt phủ Hoàng Lê Gia Garden) đổ đất với diện tích lên đến 600m2; vụ ông Trần Huy Hùng xây dựng tường bao với diện tích 40m2...

Trao đổi với PV Tiền Phong về việc có biện pháp phạt, cưỡng chế trả lại lòng hồ Đồng Đò hay không, lãnh đạo xã Minh Trí cho biết “việc này rất khó xử lý”. Bởi các trường hợp vi phạm thường chọn ngày nghỉ để đổ đất, xây dựng trộm. Khi cơ quan chức năng đến, không ai thừa nhận là chủ công trình, chỉ tịch thu được phương tiện (cuốc, xẻng), họ sẵn sàng bỏ lại, chờ thời cơ tiếp tục thi công trộm. Việc than khó, đổ lý do lực lượng mỏng cũng được các lãnh đạo xã, huyện lý giải với phóng viên khi tìm hiểu về các công trình xây dựng sai phạm mà chính quyền không xử lý dứt điểm.

Đáng chú ý, có tình trạng báo cáo không đầy đủ ở một số quận, huyện khi gửi lên Sở Xây dựng. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm một số UBND quận, huyện, đội quản lý TTXD đô thị báo cáo chưa đầy đủ, chưa đúng thời hạn, số liệu báo cáo chưa chính xác, không thống nhất số liệu giữa các lần báo cáo. Ví như, Đội quản lý TTXDĐT huyện Quốc Oai tổng hợp số liệu báo cáo không trung thực, không phản ánh đúng hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện (5 công trình xây dựng) so với số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm 2021 của UBND huyện Quốc Oai (số công trình xây dựng trên địa bàn 21 công trình); UBND quận Hai Bà Trưng, trong báo cáo gửi thiếu phụ lục 5 về xử lý công trình siêu mỏng, siêu méo...

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, sau khi Hà Nội thực hiện mô hình thí điểm thành lập Ðội quản lý TTXD Ðô thị trực thuộc UBND quận, huyện, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố có nhiều chuyển biến tích cực. Những trường hợp vi phạm trật tự xây dựng phức tạp, nổi cộm, gây bức xức dư luận quần chúng nhân dân đã dần được hạn chế.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, sau khi Hà Nội thực hiện mô hình thí điểm thành lập Đội quản lý TTXD Đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố có nhiều chuyển biến tích cực. Những trường hợp vi phạm trật tự xây dựng phức tạp, nổi cộm, gây bức xúc dư luận quần chúng nhân dân đã dần được hạn chế.

Đồng thời, mô hình mới tạo sự thống nhất, tập trung, xuyên suốt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND quận, huyện, thị xã về quản lý trật tự xây dựng tại địa phương; Nâng cao tính chịu trách nhiệm toàn diện của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã trong công tác quản lý TTXD. Đảm bảo nguyên tắc 5 rõ: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”. Tình trạng chồng chéo chức năng hoặc tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong công tác quản lý TTXD đã dần được hạn chế.

Về việc báo cáo thiếu trung thực; những biểu hiện tiêu cực của lực lượng cấp xã, phường, lãnh đạo Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cho hay: “Thực tế cán bộ thanh tra khi chịu sự quản lý của xã, phường báo cáo phải qua lãnh đạo xã, phường. Do đó phát sinh trường hợp cán bộ thanh tra báo cáo, trình UBND xã, phường ra quyết định xử phạt nhưng chính quyền địa phương không thực hiện hoặc không báo cáo”.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.