Chị Lan Anh (đường Hoàng Diệu, thành phố Đà Lạt) là người thường xuyên làm "hướng dẫn viên miễn phí" dẫn bạn bè và người quen đi chụp hình các làng hoa trồng Atiso ở Đà Lạt. Ảnh CÔNG HOAN |
Người dân Tà Nung - Đà Lạt thu hoạch Atiso. Ảnh CÔNG HOAN. |
Người dân thu hoạch hoa Atiso lúc nụ hoa vừa lớn sẽ giàu chất dinh dưỡng. Ảnh CÔNG HOAN |
Mùa thu hoạch Atiso tại Đà Lạt bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm. Khi cây đến kỳ thu hoạch có thể cao tới 1.5 - 2 m, lá cây dài từ 50-80 cm. |
Thảo dược Atiso hiện được trồng tại nhiều vùng đất của Đà Lạt. Ảnh CÔNG HOAN. |
Phần lá hình trứng, mép lá có răng, khi hoa nở ở nách đơn độc không có cuống màu tím nhạt, tràng hoa màu vàng hồng hoặc tía. Người dân thu hoạch nụ hoa lúc cây vừa nhú độ lớn vừa đủ để non ăn ngon miệng. |
Atiso được trồng trên vùng đồi núi Đà Lạt nên dân thu hoạch rất gian nan. Ảnh CÔNG HOAN |
Theo anh Nguyễn Thế Hoàng (người trồng Atiso ở xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt), trước đây thảo dược này trồng ở nhiều vùng nhưng nhiều nhất ở làng hoa Thái Phiên (phường 12, thành phố Đà Lạt) do có điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng tốt. Hiện nhiều vùng khác tại Đà Lạt như: Tà Nung, Vạn Thành… đã được người dân trồng Atiso thay thế cho nhiều loài hoa khác vì nó có giá trị kinh tế cao. Giá bán thảo dược này tại các chợ Đà Lạt từ 110 - 150 nghìn đồng/kg, tuỳ theo chủng loại và theo mùa. |
Người dân Đà Lạt đóng gói hoa Atiso đưa đi tiêu thụ. Ảnh CÔNG HOAN |
Hoa Atiso hiện được trồng tại nhiều làng hoa ở Đà Lạt. Ảnh CÔNG HOAN. |
Atiso có tên khoa học là Cynara Scolynus Lour, vốn được người Pháp đưa vào trồng ở nhiều nơi ở nước ta vào đầu thế kỷ 20 như: Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt… Người ta gọi Atiso là hoa hay rau đều được vì các bộ phận của nó được sử dụng vào các mục đích khác nhau.
Thảo dược này có tính mát, vị ngọt ngọt hơi nhận đắng, lành tính và nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người. Vì thế, người dân hay lấy hoa để nấu cùng các nguyên liệu khác để tẩm bổ, chế biến thành trà uống hàng ngày.