Nhóm đối tượng cần thận trọng khi tiêm vắc-xin

0:00 / 0:00
0:00
Tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 tại Bắc Giang Ảnh: N.Mai
Tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 tại Bắc Giang Ảnh: N.Mai
TP - Đảm bảo “tiêm mũi vắc-xin nào an toàn mũi đấy” là yêu cầu của GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế tại buổi tập huấn bảo đảm an toàn tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 với trên 700 điểm cầu trên toàn quốc do Bộ Y tế tổ chức, ngày 19/6.

Theo GS.TS Trần Văn Thuấn để đảm bảo công tác tiêm chủng, ngành Y tế phải nỗ lực từng khâu: từ giám sát chặt chẽ việc bảo quản và vận chuyển vắc-xin để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đưa ra bài toán: Để đạt được miễn dịch cộng đồng, phải tiêm trên 75% dân số, 100 triệu dân tại Việt Nam phải thực hiện 70-75 triệu người, tương đương với 150 triệu mũi tiêm an toàn.

Với chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn nhất từ trước đến nay với số lượng lớn vắc-xin, phải hoàn thành trong năm 2021, thời gian không nhiều, trên diện rộng, PGS.TS Lương Ngọc Khuê đề nghị các tỉnh phải đảm bảo công tác an toàn tiêm chủng tại địa phương trên nguyên tắc 4 tại chỗ; phải thành lập Ban an toàn tiêm chủng cấp tỉnh với 7 nhiệm vụ, và tổ chức đội cấp cứu lưu động để hỗ trợ kịp thời các điểm tiêm chủng.

“Chúng tôi khuyến cáo việc sớm được tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 là quan trọng để chủ động phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng. Người dân không nên có tâm lý lựa chọn vắc-xin mà phải chờ đợi và bỏ đi cơ hội tiêm chủng sớm”.

PGS.TS Dương Thị Hồng

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, trong thời gian qua đã ghi nhận một số phản ứng bất lợi tại một số địa phương và so với thế giới tỷ lệ tai biến tiêm chủng của Việt Nam ở mức thấp, nhưng không được phép chủ quan.

“Ai cũng có thể tiêm được nhưng xử trí cấp cứu chỉ có bác sĩ xử trí được”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh. Ông Khuê đề nghị các cán bộ y tế phải khám sàng lọc trước, kiểm tra sức khỏe trước những người được tiêm, tại khu dân cư, công nghiệp, nhà máy... để mỗi mũi tiêm thực hiện đều đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất rủi ro.

GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, cơ chế bệnh sinh và lây của COVID-19 đã rõ ràng, các biến thể COVID-19 lây lan nhanh, từ giọt bắn sang lây qua đường không khí, khoảng cách 2m không còn là an toàn đối với những nơi không thông khí, tập trung đông người. COVID-19 ẩn dưới nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thời gian ủ bệnh nên nguy cơ bùng phát dịch luôn hiện hữu. Do đó, ngoài thực hiện 5 K phải viêm vắc-xin là biện pháp chống dịch hữu hiệu hiện nay.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính mục đích quan trọng của việc sàng lọc tiêm chủng là phát hiện và phân loại các đối tượng đủ tiêu chuẩn tiêm vắc-xin (có nhiều loại vắc-xin khác nhau), sàng lọc sớm, xử trí kịp thời và hạn chế tối đa những tai biến.

Ông đồng thời chỉ ra 4 nhóm đối tượng cần thận trọng tiêm chủng phải được khám sàng lọc kỹ gồm: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người trên 65 tuổi; người có tiền sử giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu; người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống như huyết áp cao, thấp, SpO2 thấp. GS Kính nhấn mạnh, những người này phải được tiêm chủng tại cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu để tiêm và theo dõi tại đó.

Nhóm đối tượng trì hoãn tiêm chủng gồm: người đang mắc bệnh cấp tính, sốt hoặc mạn tính đang tiến triển và chưa kiểm soát được; người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù; trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị; người mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Vắc-xin COVID-19 chống chỉ định với người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào; có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

14-20% có phản ứng sau tiêm

Tính đến ngày 19/6, Việt Nam đã tiêm hơn 2 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19 với gần 100.000 người đã tiêm đủ 2 mũi. Các vắc-xin phòng COVID-19 hiện nay có hiệu quả bảo vệ từ trên 60 đến trên 90%; ngoài tác dụng giảm số người nhiễm virus, giảm số trường hợp bị biến chứng do mắc bệnh và giảm số phải nhập viện điều trị và tử vong.

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết: “Vắc-xin COVID-19 cũng như bất kỳ một loại vắc-xin nào khác, khi sử dụng sẽ xảy ra một số phản ứng nhất định, bao gồm phản ứng thông thường để cơ thể đáp ứng sinh miễn dịch bảo vệ phòng bệnh; và có thể gặp phản ứng nặng đe dọa sức khỏe và tính mạng người được tiêm chủng nếu không được xử trí kịp thời”.

Sau hơn 3 tháng triển khai tiêm vắc-xin, đến nay, trong số người đã tiêm, khoảng 14 - 20% có phản ứng sau tiêm, tỷ lệ này tương đương theo khuyến cáo của nhà sản xuất và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Một số phản ứng nặng như phản ứng phản vệ sau tiêm vắc-xin đã xảy ra, các cơ sở y tế đã tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế về xử trí phản ứng nặng sau tiêm chủng.

Liên quan đến chỉ định tiêm vắc-xin COVID-19 cho các đối tượng người cao tuổi, người có bệnh nền (ung thư, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì...), PGS.TS Dương Thị Hồng cho hay đây là nhóm người có nguy cơ nhiễm cao, mắc COVID-19 nặng nên là đối tượng nguy cơ cần được tiêm vắc-xin, tuy nhiên chỉ tiêm chủng khi bệnh đã ổn định, các chỉ số đường huyết, mạch, huyết áp ở giới hạn bình thường. Người có bệnh lý mạn tính không thuộc đối tượng chống chỉ định tiêm vắc-xin phòng COVID-19 hiện nay ở Việt Nam nhưng cần được tư vấn đầy đủ.

MỚI - NÓNG