Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội

TPO - Tìm về Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) những ngày cận Tết Nguyên đán, nhịp sống dường như hối hả hơn thường nhật bởi âm thanh chẻ vầu lẫn trong mùi ngai ngái của chân hương (nhang) phơi nắng trên những con ngõ rực rỡ sắc màu.
Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội ảnh 1
Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội ảnh 2

Theo một số bô lão như ông Trần Minh Tân (70 tuổi) thì nghề làm chân hương ở Quảng Phú Cầu có tuổi đời ngót nghét 1 thế kỉ .

Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội ảnh 3  Thời kì đầu, nghề này tập trung ở thôn Phú Lương Thượng, sau này khi được nhiều người biết đến thì dần mở rộng ra các thôn trong xã như Đạo Tú, Cầu Bầu.
Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội ảnh 4  
Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội ảnh 5  “Ngày xưa mọi người chủ yếu làm chân hương bằng tăm vuông, nghĩa là tăm truyền thống. Bây giờ, nhờ áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến nên chuyển sang làm tăm tròn hay tăm máy và năng suất cao hơn hẳn”, ông Tân cho biết.
Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội ảnh 6
Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội ảnh 7 Với người làm nghề chân hương, công đoạn vất vả nhất chính là chẻ, tuốt và vót tăm thô vì trước đây, chưa có máy móc hỗ trợ, tất cả đều làm thủ công. Những năm đầu, làng chủ yếu dùng nứa để làm tăm vuông nhưng sau đó thì chuyển sang dùng vầu vì loại này mềm và dẻo dai hơn so với nứa. 
Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội ảnh 8
Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội ảnh 9 Vầu chủ yếu nhập từ Lào về. Sau khi được bổ thành tư, thành năm, vầu sẽ được đưa ra cánh đồng của làng để phơi. Nếu trời nắng thì chỉ tầm chục hôm nhưng vào mùa nồm có khi phải gần tháng mới đạt yêu cầu. Công đoạn này vô cùng quan trọng vì nó là cách duy nhất để đảm bảo chân hương không bị mối, mọt, mốc trong khi không sử dụng một hóa chất nào để bảo quản.
Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội ảnh 10
Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội ảnh 11 Sau khi phơi khô, vầu được đưa vào máy chẻ để lột thành tăm thô. Tiếp đó tăm thô được cắt cho bằng nhau rồi cho vào máy chà để cây tăm được tròn và đẹp mắt. Sau bước chà, người ta sẽ nhặt bỏ những cây tăm không đạt yêu cầu (nhẹ hơn, ngắn hơn, dài hơn, to hơn) rồi chuyển vào máy thổi, lúc này cây nào không đạt quy chuẩn sẽ bị thổi ra.
Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội ảnh 12   Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội ảnh 13
Khi đã xong các bước ở trên, tăm thành phẩm (chân hương) được bó lại để chuyển sang công đoạn nhuộm chân. Sau khi nhuộm, chân hương sẽ được mang ra phơi nắng khoảng nửa ngày trước khi người ta thu lại để đóng thành các kiện (mỗi kiện nặng 30kg), chuyển đến nơi mua.
Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội ảnh 14
Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội ảnh 15 “Làng tôi phân phối chân hương đi khắp các tỉnh thành trên cả nước và xuất khẩu ra một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia,…trong đó Ấn Độ chiếm thị phần lớn nhất vì người dân chủ yếu theo đạo Phật. Tuy nhiên năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID -19, sản lượng đầu ra của chúng tôi giảm một nửa vì không xuất ra nước ngoài được”, bà Luyên (57 tuổi), chủ xưởng làm hương lớn nhất nhì Quảng Phú Cầu nói. 
Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội ảnh 16
Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội ảnh 17 Anh Nguyễn Quang Huy (36 tuổi), nhân công tại xưởng nhà bà Luyên cho biết hầu hết mọi nhà ở Quảng Phú Cầu đều làm chân hương. “Ở đây chúng tôi làm theo công, một ngày trung bình khoảng 200.000 đồng/ công và một tháng làm khoảng 20 ngày vì không phải hôm nào trời cũng nắng để làm”, anh Huy cho biết.
Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội ảnh 18
Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội ảnh 19 Theo ông Trần Minh Tân thì nghề làm chân hương này không vất vả, nặng nhọc nhưng lại yêu cầu người thợ phải tỉ mẩn và kiên nhẫn. Nếu như nơi khác mong trời “mưa thuận, gió hòa” thì ở Quảng Phú Cầu dường như người dân cần nắng hơn cả, vì có nắng mới phơi chân hương được.
Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội ảnh 20 “Tôi sinh ra, lớn lên và có lẽ sau này trăm tuổi vẫn gắn bó với nghề làm chân hương, nghề đã ăn vào máu thịt và là cuộc sống của tôi. Ngày nay, lớp trẻ lớn lên, mặc dù nhiều người đã thoát ly khỏi làng nghề, ra ngoài làm những công việc khác nhưng tựu chung làm chân hương vẫn là công việc chính của mọi người trong làng. Nhiều người về đây thăm quan vẫn hay hỏi tôi, thời nay nhiều chùa chiền và một số nơi không còn thắp hương nhiều như trước thì sản lượng chân hương có giảm và bị mai một đi không? Thực sự mà nói thì điều đó không ảnh hưởng đến công việc của chúng tôi...
Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội ảnh 21  
Nhịp sống hối hả dịp cận Tết ở làng nghề làm tăm hương cổ ở Hà Nội ảnh 22 Bởi lẽ thời nào cũng vậy, hương vẫn luôn là phương thức chúng ta dùng để bày tỏ sự thành kính trước Đức Phật từ bi, để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên và người đã khuất. Nó thuộc về yếu tố tâm linh và mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam nói riêng cũng như người Á Đông nói chung. Do đó, những giá trị liên quan đến văn hóa và truyền thống dân tộc thì không bao giờ sụt giảm hay mai một  được đâu”, vị cao niên ở Quảng Phú Cầu tâm đắc nói.

Quảng Phú Cầu cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 30km, dọc theo Quốc lộ 21B là làng nghề truyền thống làm hương. Quảng Phú Cầu được thành lập từ 3 xã là Quảng Nguyên, Phú Lương và Xà Cầu. Trong đó, xã Quảng Nguyên gồm các làng Quảng Nguyên và Đạo Tú; xã Phú Lương gồm các làng Phú Lương Thượng, Phú Lương Hạ, làng Bầu và làng Bỏi; xã Xà Cầu có một làng là Xà Cầu.

MỚI - NÓNG