Nhìn gần khu lăng mộ hoàng gia lạ lùng ở châu Phi

Nằm trên một sườn đồi ở tỉnh Kasubi, Uganda, khu lăng mộ Bungada là nơi yên nghỉ của bốn vị vua trị vì vương quốc Bungada - tiền thân của đất nước Uganda ngày nay.
Nằm trên một sườn đồi ở tỉnh Kasubi, Uganda, khu lăng mộ Bungada là nơi yên nghỉ của bốn vị vua trị vì vương quốc Bungada - tiền thân của đất nước Uganda ngày nay.
Khu lăng mộ Buganda có kiến trúc vô cùng độc đáo, là nơi yên nghỉ của bốn vị vua trị vì vương quốc Bungada - tiền thân của đất nước Uganda ngày nay. 
Nhìn gần khu lăng mộ hoàng gia lạ lùng ở châu Phi ảnh 1

Được vua Muteesa I cho xây dựng năm 1882, mục đích đầu tiên của các công trình này không phải để làm lăng mộ hay nghĩa trang mà là một cung điện hoàng gia.

Nhìn gần khu lăng mộ hoàng gia lạ lùng ở châu Phi ảnh 2

Đến năm 1884, khi vua Muteesa I qua đời, nơi này được sử dụng để làm nơi thờ cúng và chứa đựng di hài của nhà vua. Từ đó về sau, các vị vua qua đời đều được chôn cất tại đây, và lăng mộ Buganda trở thành một nghĩa trang hoàng gia.

Nhìn gần khu lăng mộ hoàng gia lạ lùng ở châu Phi ảnh 3

Khu lăng mộ này có kiến trúc vô cùng độc đáo, được xây dựng theo truyền thống bản địa với các vật liệu địa phương.

Nhìn gần khu lăng mộ hoàng gia lạ lùng ở châu Phi ảnh 4

Các tòa nhà ở nơi đây có tường được dựng lên bằng lau sậy đan vào nhau, chống đỡ bằng cột gỗ bó trong vải làm từ vỏ cây sung, mặt đất được phủ bằng chiếu lá cọ và cỏ. Mái lăng mộ được lợp lau sậy và gia cố bằng 52 vòng tròn, tượng trưng cho 52 tộc người của văn hóa Uganda.

Nhìn gần khu lăng mộ hoàng gia lạ lùng ở châu Phi ảnh 5

Vô số bảo vật của hoàng gia Buganda được lưu giữ và trưng bày trong các lăng mộ.

Nhìn gần khu lăng mộ hoàng gia lạ lùng ở châu Phi ảnh 6

Năm 2001, khu lăng mộ Buganda đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Tiếc thay, vào ngày 16/3/2010, một trận hỏa hoạn lớn đã thiêu rụi hoàn toàn các công trình chính ở nơi đây.

Nhìn gần khu lăng mộ hoàng gia lạ lùng ở châu Phi ảnh 7

Sau vụ cháy gây thiệt hại lớn đó, chính phủ Uganda đã kêu gọi hỗ trợ nhằm tái thiết lập và phục dựng lại khu lăng mộ. Hiện nay, phần lớn các công trình đã được dựng lại theo nguyên mẫu đầu tiên.

Theo Theo Kiến Thức
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.